Bàn về nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh hen suyễn, Tuệ Tĩnh trong cuốn Hồng nghĩa giác tư y thư viết: “Phần do phế hư gặp lạnh, hoặc phế thực mà gặp lạnh hoặc bị thủy khí, hoặc do sợ, khí uất lồng lên, hoặc âm hư hoặc khí hư, hoặc đờm tắc – hơi thở gấp. Tỳ vị hư mà hỏa xông lên…”
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn không chỉ do ngoại tà xâm nhập, ăn uống tình chí thất thường, làm việc quá sức mà về tạng phủ, hen suyễn liên quan trực tiếp tới 3 tạng Tỳ - Phế - Thận, do 3 tạng này suy yếu và không được điều hòa gây nên.
Muốn chữa hen suyễn, cần hiểu về gốc sinh bệnh
Y học cổ truyền mô tả bệnh hen suyễn trong các phạm trù “háo chứng, suyễn chứng, ẩm chứng”; còn theo định nghĩa của Tây y, hen suyễn là tổn thương đặc trưng bởi những cơn khó thở gây ra do các yếu tố khác nhau; kèm theo các triệu chứng lâm sàng tắc nghẽn toàn bộ hoặc một phần, có thể phục hồi được giữa các cơn.
Từ những đàm luận trong các y văn của y học cổ truyền với thực tế lâm sàng, các chuyên gia đã khái quát lại nguyên nhân gây ra hen suyễn bao gồm:
1, Ngoại tà xâm nhập: thường do thời tiết khí hậu trái thường, lục khí sẽ biến thành lục dâm, xâm nhập vào cơ thể mà gây bệnh. Trong đó, những yếu tố ngoại tà đưa đến chứng háo suyễn hay gặp nhất là phong hàn thấp và phong nhiệt thấp. Điều này cũng cho thấy những bệnh nhân mắc hen suyễn rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết khí hậu, thay đổi thời tiết cũng chính là nguyên nhân khởi phát hay làm bùng nổ những cơn cấp trong chứng háo suyễn.
2, Phế - Thận – Tỳ hư nhược:
-Tạng Phế : Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên khó thở. Cho nên trong bệnh hen suyễn, triệu chứng điển hình dễ thấy là khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như ẩm lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc…
-Tạng Tỳ : Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Chức năng chuyển hóa thức ăn của tỳ bị rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.
-Tạng Thận : Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn dẫn tới cơ thể yếu từ lúc mới sinh; vì thế làm cho thận không nạp được khí nên khí ngược lên gây khó thở
Khi đã thành bệnh, yếu tố bên trong là ba tạng Tỳ - Phế - Thận, yếu tố bên ngoài là gió lạnh, ẩm, yếu tố tâm thể và mệt nhọc và dễ phát cơn hen suyễn. Muốn chẩn đoán và điều trị tốt cần nắm chắc chức năng sinh lý của ba tạng này. Đối với hen suyễn mạn tính, việc nâng cao, phục hồi và điều hòa 3 tạng Tỳ – Phế – Thận sẽ giúp bệnh chuyển nhanh và không tái phát, nhờ vậy bệnh mới giải quyết tận gốc được.
Để hiểu thêm về căn nguyên sinh hen suyễn theo quan niệm của Đông y, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của TS.BS Trần Thái Hà – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Nguyên trưởng khoa Châm cứu dưỡng sinh, Nguyên trưởng khoa Lão – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương:
Nguyên tắc chữa hen suyễn theo Đông y
Bàn về chữa hen suyễn theo Đông y, lúc bệnh chưa phát (không lên cơn hen cấp) thì dùng phép phù chính là chủ yếu; Lúc đã phát bệnh (lên cơn hen cấp tính) thì dùng phép công tà làm chính. Phù chính khí phải phân biệt Âm Dương. Âm hư thì bổ âm, dương hư thì bổ dương. Công tà phải chú ý xem tà nặng hoặc nhẹ mà dùng ôn hàn hoặc tán phong hoặc tiêu đờm hoả.
Bệnh hen suyễn lâu ngày chính khí thường hư, do đó, trong lúc dùng phương pháp tiêu tán cần thêm thuốc ôn bổ hoặc trong lúc ôn bổ cần thêm thuốc tiêu tán. Vì vậy nhìn chung, thuốc Đông y chữa hen suyễn thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư, cụ thể:
1- Tán Hàn
Cơn suyễn thường phát vào lúc trời trở lạnh (mùa Thu, Đông) hoặc lúc gần sáng, khi sương, mưa nhiều, sau một cơn trúng lạnh, sau khi tắm, dầm mưa hoặc do dị ứng bởi thức ăn....
Dấu hiệu của các cơn hen cấp có thể bao gồm các triệu chứng: ho, khò khè, khó thở, nặng ngực.
Thuốc tán hàn thường có vị cay, ấm, tính nóng, có tác dụng làm thư giãn cơ trơn, kích thích sự lưu thông máu ở mạch ngoại vi bị ứ trệ.
Vị thuốc tán hàn như can khương, tế tân, ma hoàng chẳng hạn, có tác dụng ngăn cản sự ứ trệ tuần hoàn mao mạch và chống co thắt, do đó, làm giảm được triệu chứng tức, nặng vùng ngực, vùng rốn phổi mỗi khi lên cơn hen suyễn.
2- Giáng Khí
Hen suyễn còn gọi là khí nghịch, để chỉ hiện tượng khó thở, làm cho khí bị đọng lại nhiều trong phế nang, vì phế quản co lại nên điều trị phải làm cho khí giáng xuống, làm cho phế nang giãn ra. Thuốc giáng khí sau khi uống vào thường làm cho bệnh nhân thở được, trung tiện được, ợ hơi được, làm đỡ tức ngực, bụng.
Thường gồm các vị thuốc:
- Tỳ bà diệp: có tính mát, công năng hóa đờm, tán kết, giáng khí chỉ khái, thích hợp chữa trị các chứng phế nhiệt gây ho, đờm thịnh ở phế, khô cổ, khản tiếng, ho ra máu
- Những thuốc có Ancaloid ức chế Phó giao cảm như Ma hoàng...
3- Tiêu Đờm
Khi lên cơn suyễn, đờm tiết ra nhiều gây bít phế quản, vì vậy, cần loại tiêu đờm.thường khó tìm được loại thuốc làm cho tan được chất nhầy, do đó, nên làm cho niêm mạc phế quản tiết thêm cho loãng đờm đặc để tống đờm ra ngoài, bằng việc kích thích ho để trục xuất đờm.
Những vị thuốc long đờm thường dùng như bối mẫu, hạnh nhân, loại có Saponin như Bán hạ...
4- Trừ Thấp
Thấp là ứ các chất Allergotoxin làm tăng sự thẩm thấu thành mạch gây ra hiện tượng phù viêm quanh chu vi mạch của niêm mạc, làm cho đường kính phế quản bị hẹp lại. Các thuốc trừ thấp có tác dụng chống viêm, chống dị ứng thường chứa Flavonoid có tác dụng làm bền vững thành mạch, hạn chế tiết xuất gây viêm. Ví dụ như cam thảo là vị thuốc có tác dụng chống viêm, tiêu sưng tốt.
Trong cơn hen suyễn, nhất là những bệnh nhân mắc hen suyễn lâu năm, lượng nước tiểu thường ít đi, vì thế, cần thêm các vị thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên, khi tháo ứ không phải chỉ chú trọng đến Thận mà còn phải chú ý đến Gan, mật, đại trường.
5- Bổ Hư
Nơi người bị suyễn, thần kinh thực vật thường bị mất cân bằng. Hệ thần kinh trung ương cũng bị xáo trộn, do đó, cần cho các vị thuốc bổ âm, nâng cao mức ức chế thần kinh. Hoặc cho thuốc bổ dương để làm tăng hoạt tính giao cảm lên.
Rối loạn thần kinh thực vật trong bệnh hen suyễn thường gặp trong trường hợp giao cảm thần kinh bị giảm, do đó, khi gần hết cơn suyễn, mồ hôi thường đổ ra nhiều, các chất mũi, đờm tiết ra, các cơ ngực, lưng mệt mỏi vì vừa qua một trạng thái co cứng.
Như vậy, mục đích của điều trị thuốc Đông y là phối hợp các vị thuốc hài hòa để đạt được hiệu quả điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh. Trong điều trị bệnh hen suyễn bằng thuốc Đông y không chỉ là làm giảm triệu chứng, đó còn là kết quả quá trình cân bằng giữa các tạng phủ, nâng cao sức đề kháng, phòng chống tái phát.
THUỐC HEN P/H - Chế phẩm thuốc Đông y chữa hen suyễn đã được Bộ Y tế cấp phép
Một trong những lợi thế lớn nhất của thuốc Đông y chữa hen suyễn là ít gây ra tác dụng phụ, chữa bệnh từ gốc sinh bệnh, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm điều trị lâu dài. Tuy công dụng chữa trị của các thuốc Đông y chưa thấy ngay trước mắt, nhưng về lâu dài hiệu quả rất cao, thể trạng người bệnh được cải thiện dần dần.
Thực tế hiện nay Đông y có rất nhiều bài thuốc cổ phương được dùng trong điều trị hen suyễn, song để được bào chế thành các chế phẩm được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị thì lại vô dùng hiếm hoi.
Thuốc Đông y chữa hen suyễn được bào chế theo bài thuốc cổ phương 1500 tuổi “Tiểu thanh long thang” gia giảm hiện là chế phẩm thuốc y học cổ truyền duy nhất đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị hiện đang lưu hành trên thị trường, không phải thực phẩm chức năng. Xuất phát từ bài thuốc cổ phương của Thánh Y Trương Trọng Cảnh được biết đến đầu tiên trong cuốn “Thương hàn tạp bệnh luận” cuối đời Hán; với bề dày lịch sử hơn nghìn năm được ứng dụng trong dân gian để điều trị hen suyễn, bài thuốc vẫn tồn tại cho đến hôm nay là một trong những minh chứng rõ ràng nhất về hiệu quả của bài thuốc.
Chắt lọc tinh hoa của bài thuốc cổ phương hơn nghìn năm tuổi, Đông dược Phúc Hưng - một trong những công ty thuốc đông dược hàng đầu Việt Nam đã bào chế và cho ra đời THUỐC HEN P/H - chế phẩm thuốc Đông y chữa hen suyễn đóng chai dạng cao lỏng và dạng viên hoàn. Đội ngũ dược sỹ, bác sỹ, chuyên gia của Phúc Hưng đã ứng dụng những nghiên cứu của khoa học hiện đại để nâng cao hiệu lực chữa bệnh của bài thuốc thông qua việc bổ sung, gia giảm thêm một số thành phần phù hợp với thể trạng người Việt.
THUỐC HEN P/H hiện đã được lưu hành rộng rãi tại hệ thống các nhà thuốc trên toàn quốc và được dùng tại chuyên khoa y học cổ truyền một số bệnh viện.
Hen suyễn, căn bệnh vốn được coi là thế mạnh của Tây y thì ngày nay, chúng ta có thể tự tin lựa chọn thuốc Đông y để điều trị. Và việc phát triển các bài thuốc cổ phương thành các chế phẩm thuốc Đông y thành phẩm cũng chính là hướng đi mở ra triển vọng cho ngành thuốc Đông dược và mang lại hi vọng lớn cho người bệnh.
Truy cập website https://www.benhhen.vn/ để biết thêm thông tin về bệnh hô hấp hoặc gọi tới tổng đài 1800 5454 35 để được các bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị.
Xem thêm thông tin về thuốc Đông y điều trị dự phòng hiệu quả các bệnh hô hấp TẠI ĐÂY.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn
Là bộ đội nghỉ hưu, bị bệnh hen hơn 20 năm nay rồi, tôi dùng nhiều thuốc mà không khỏi.
Tình cờ biết sản phẩm thuốc hen thảo dược, tôi mua về dùng thử. Uống đến khoảng gần 2 tháng, tôi thấy bệnh hen đã được cải thiện nhiều phần.
Từ một người bị bệnh hen, không còn sức lực, sợ thời tiết thay đổi, sợ ra ngoài đường, giờ đây đã năm rồi cơn hen không còn tái phát, sức khỏe tôi rất tốt từ hơn 40kg giờ đã 63kg, đi lại và thể dục nhẹ nhàng, nhất là khi thay đổi thời tiết tôi không còn lo nữa.
1. Nếu bạn là Cán bộ Y tế:
Đây là những nội dung tóm tắt hướng dẫn sử dụng thuốc. Vui lòng xem tờ hướng dẫn sử dụng để có đầy đủ thông tin.
2. Nếu bạn là Người sử dụng thuốc:
Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để được hướng dẫn sử dụng thuốc.