Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

7 nguyên nhân gây thở khò khè thường gặp


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Dưới đây là các nguyên nhân gây thở khò khè phổ biến nhất:
  2.    1. Hen
  3.    2. Viêm phế quản
  4.    3. Hút thuốc
  5.    4. Bệnh tim
  6.    5. Viêm phổi
  7.    6. Bệnh về phổi
  8.    7. Mang thai
Bất cứ ai, dù là trẻ sơ sinh hay người lớn, đều có thể bị thở khò khè, đặc biệt là ở trẻ bị hen suyễn. Nghiên cứu cho biết khoảng 25- 30% trẻ sơ sinh bị khò khè trong 1 năm đầu đời.
 
 
 
Khó thở, thở khò khè là âm thanh nghe như tiếng huýt sáo liên tục, thô ráp và có âm vang cao tạo ra trong đường hô hấp, nghe được rõ nhất trong quá trình thở ra, nhưng trong một số trường hợp, cũng có thể nghe thấy tiếng thở khò khè trong quá trình hít vào. Thở khò khè là dấu hiệu rõ ràng về các vấn đề hô hấp, chủ yếu xảy ra do hẹp hoặc bị tắc nghẽn đường hô hấp. Âm điệu tiếng thở khò khè cũng thay đổi, phụ thuộc vào phần hệ thống hô hấp bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp.
 
7 nguyên nhân gây khò khè thường gặp
 
Bất cứ ai, dù là trẻ sơ sinh hay người lớn, đều có thể bị thở khò khè, đặc biệt là ở trẻ bị hen suyễn. Nghiên cứu cho biết khoảng 25- 30% trẻ sơ sinh bị khò khè trong 1 năm đầu đời. Kèm theo tiếng thở khò khè là các triệu chứng như ho, thở dốc, nghẹt mũi, mất giọng, sưng môi và lưỡi,…. Việc thực hiện khám sức khoẻ ban đầu, chụp X-quang ngực và một vài xét nghiệm máu thường giúp các bác sĩ chẩn chính xác nguyên nhân gây thở khò khè.
 

Dưới đây là các nguyên nhân gây thở khò khè phổ biến nhất:

 

1. Hen

 
Hen là bệnh viêm mạn tính của đường dẫn khí ở phổi. Bệnh đặc trưng bởi các giai đoạn thở khò khè, tức ngực, thở nhanh và ho. Viêm trong ống phế quản dẫn đến hẹp đường hô gây thở khò khè. Mặc dù bệnh hen không có cách chữa khỏi nhưng nó có thể được kiểm soát bằng các biện pháp phòng ngừa cùng với việc dùng thuốc thích hợp.
 

2. Viêm phế quản

 
Viêm phế quản là tình trạng viêm hoặc sưng các ống phế quản và các đường dẫn không khí giữa miệng, mũi và phổi, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Không khí ô nhiễm, bụi, khói,… là những nguyên nhân gây viêm phế quản phổ biến nhất. Virut đơn bào hô hấp (RSV) cũng có thể gây viêm phế quản.
 

3. Hút thuốc

 
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây thở khò khè. Hắc ín, cacbon monoxit, nitrosamines và các hóa chất khác có thể gây co thắt đường thở. Hút thuốc liên tục gây ra chứng phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) với các triệu chứng như tổn thương phế nang, đường thở bị hạn chế, ho và khó thở, dẫn đến thở khò khè.
 

4. Bệnh tim

 
Mặc dù thở khò khè có liên quan chủ yếu đến các vấn đề hô hấp. Nhưng đôi khi, nó có thể là dấu hiệu một vấn đề về tim. Phổ biến nhất là bệnh hen tim, khi bị hen tim cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Suy tim trái gây tích tụ các chất dịch trong phổi làm tắc nghẽn đường thở, các triệu chứng hen tim giống như bệnh hen suyễn.
 

5. Viêm phổi

 
Thở khò khè kèm theo sốt cao, ớn lạnh, khó thở và ho là các triệu chứng bệnh viêm phổi. Thông thường bệnh do vi khuẩn và vi rút gây ra, thường nhắm vào túi khí của phổi. Tích tụ chất nhầy và chất lỏng trong phổi có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Tuy nhiên, điều trị và tiêm phòng ngay lập tức có thể giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.
 

6. Bệnh về phổi

 
Hầu hết các bệnh về phổi (dù là tiểu cầu hay COPD) đều được chẩn đoán là tăng tiết nhầy, khó thở, viêm và tổn thương phổi (một phần hoặc toàn bộ). Những triệu chứng này trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tắc nghẽn hoặc thu hẹp đường thở, dẫn đến thở khò khè.
 

7. Mang thai

 
Cơ thể đòi hỏi nhiều ôxy và tăng tuần hoàn máu trong thai kỳ để đáp ứng yêu cầu của cả mẹ và thai nhi. Do căng thẳng và thay đổi nội tiết tố, cơ thể phụ nữ có xu hướng yếu đi và dễ bị dị ứng, nhiễm trùng dẫn đến thở khò khè. Mặc dù phụ nữ có thai thường bị thở khò khè những vẫn không nên bỏ qua, vì nó có thể nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Khi bị thở khò khè, bạn nên đến khám bác sĩ để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
 
Bác sỹ Nguyễn Đình Nam
 

 

Thuốc hen P/H là thuốc có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép là THUỐC ĐIỀU TRỊ viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản co thắt, hen phế quản, COPD (không phải thực phẩm chức năng).

 

Thuốc đạt hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý hô hấp mạn tính này bởi giải quyết tốt 3 vấn đề:

 

- Giảm ho, tiêu đờm giúp thông thoáng phế quản: Trong thuốc hen thảo dược có sự phối hợp của ba vị thuốc can khương, tế tân và bán hạ tác động trực tiếp tới tạng Tỳ giúp tiêu trừ đàm thấp (dịch nhầy) và phục hồi công năng Phế giúp khử đờm và tống xuất ra ngoài. Kết hợp thêm Quế chi và Ma hoàng có tác dụng như các thuốc chống co thắt giúp giãn phế quản, tạo thông thoáng để dịch nhầy có thể tống xuất ra ngoài tốt hơn.

 

- Hết co thắt, tiêu viêm, phục hồi phế quản bị tổn thương: Thuốc hen thảo dược với sự phối hợp của các vị bạch thược, cam thảo, quế chi, tế tân có tác dụng giúp tiêu viêm, tạo lớp lá chắn bảo vệ niêm mạc phế quản, giúp tình trạng viêm không tái phát, phục hồi lại sức đàn hồi của phế nang, phục hồi chức năng của phế quản bị tổn thương, làm cho bệnh nhân không còn khó thở ngay cả khi tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng.

 

- Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát: Thuốc hen thảo dược tập chung vào điều hòa - phục hồi - nâng cao công năng của ba tạng Tỳ - Phế - Thận nên giúp cho các tạng phủ hoạt động hài hòa, sức miễn dịch và khả năng giải dị ứng của người bệnh được nâng cao tổng thể.

 

Truy cập website https://www.benhhen.vn để biết thêm thông tin về bệnh hen hoặc gọi tới tổng đài miễn cước 1800 5454 35 để được tư vấn trực tiếp.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát