Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Tiêm vaccine Covid-19 và những thông tin cần biết


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Trước tiêm vaccine Covid-19 cần làm gì?
  2. Có cần test dị ứng trước tiêm vaccine Covid-19?
  3. Ai phải trì hoãn tiêm vaccine Covid-19?
  4. Những phản ứng nào sau tiêm vaccine Covid-19 là bình thường và có thể tự xử trí tại nhà?
  5. Những dấu hiệu nào sau tiêm cảnh báo người được tiêm bị phản vệ, hoặc cần hỗ trợ y tế khẩn cấp?
  6. Nếu ở mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên gặp phải các phản ứng nặng như phản vệ thì có nên tiêm mũi thứ hai?
  7. Trường hợp không gặp bất kỳ phản ứng phụ nào sau tiêm, vaccine Covid-19 có tác dụng không, cơ thể có sinh ra kháng thể không?
  8. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sau khi tiêm vaccine Covid-19

Cần chuẩn bị những gì trước khi tiêm vaccine? Phản ứng nào sau tiêm được coi là bình thường và có thể tự xử trí tại nhà? Dấu hiệu nào sau tiêm cảnh báo sốc phản vệ cần cấp cứu ngay? Nếu ở mũi tiêm đầu tiên gặp phải các phản ứng phụ nặng như phản vệ thì có nên tiêm mũi thứ hai? Nếu không gặp bất kỳ phản ứng phụ nào sau tiêm, vaccine có tác dụng không? Có cần test dị ứng trước tiêm vaccine Covid-19?

 

Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích mà chúng tôi đã tổng hợp được từ lời khuyên của các chuyên gia trong nội dung bài viết dưới đây.

 

Trước tiêm vaccine Covid-19 cần làm gì?

 

Trước khi đi tiêm, người dân nên mặc quần áo thích hợp, như một chiếc áo phông hoặc sơ mi ngắn tay để giúp các bác sĩ dễ dàng tiếp cận vị trí tiêm, ở vùng 1/3 trên cánh tay.

 

Khi đi tiêm cần đeo khẩu trang, mang theo khẩu trang dự phòng để thay khi cần, dung dịch sát khuẩn cá nhân, giấy tờ cần thiết như chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, phiếu tiêm vaccine...

 

Tại điểm tiêm, bạn cần gặp bác sĩ sàng lọc trước tiêm, liệt kê tất cả các thuốc, tình trạng sức khỏe, tiền căn dị ứng, bệnh tật cả cấp tính và mạn tính đã và đang điều trị.

 

Khi được hẹn lịch tiêm mà bạn lại có tiền sử dị ứng nghiêm trọng nhất là với bất kỳ thành phần nào trong vaccine hoặc đang sử dụng Steroid hay thuốc ức chế miễn dịch thì cần trao đổi trước với bác sĩ đang theo dõi điều trị, hoặc xin tư vấn từ bác sĩ chuyên ngành miễn dịch dị ứng để giảm thiểu nguy cơ.

 

Nếu là lần tiêm thứ hai thì phải thông báo các phản ứng sau tiêm lần trước (nếu có).

 

Khi tiêm vaccine, bạn nên chọn cánh tay không thuận để tiêm, vì tác dụng phụ phổ biến nhất khi tiêm bất kỳ loại vaccine nào là đau cánh tay có vị trí tiêm, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt trong một vài ngày sau tiêm.

 

Không nên sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (Acetaminophen, Ibuprofen) hoặc thuốc kháng Histamin để ngăn ngừa tác dụng phụ trước khi tiêm chủng, nó có thể làm giảm hiệu quả của vaccine.

 

Bạn cần uống đủ nước. Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hàng ngày của bạn mà còn hạn chế những tác dụng phụ của vaccine.

 

Có cần test dị ứng trước tiêm vaccine Covid-19?

 

Bộ Y tế Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hiệp hội tiêm chủng Mỹ và nhiều cơ quan y tế trên thế giới không khuyến cáo test dị nguyên với tiêm vaccine Covid-19.

 

Trước khi tiêm, nhân viên y tế thường khai thác tiền sử bằng bảng hỏi để bạn có thể liệt kê những tình huống liên quan đến dị ứng từng gặp phải. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá có nên tiêm hay không, phải trì hoãn hay cần cẩn trọng...

 

Thực tế lâm sàng, muốn test dị nguyên chuẩn phải dựa vào thành phần của vaccine và cần nhiều thời gian. Tuy nhiên, test dị nguyên cũng không khẳng định người tiêm sẽ có phản ứng với vaccine đó hay không. Nếu có phản ứng khi test cũng không chứng minh được khi tiêm thực sự sẽ chắc chắn xảy ra phản ứng.

 

Đặc biệt, test dị nguyên sẽ tiến hành bằng cách tiêm trong da, điều này không đúng với chỉ định tiêm vào bắp của nhà sản xuất. Do đó, khi test dị nguyên tiêm dưới da là làm sai cách, không được nhà sản xuất cho phép.

 

Tóm lại, không dùng test dị nguyên để test dị ứng vaccine Covid-19.

 

Ai phải trì hoãn tiêm vaccine Covid-19?

 

Bộ Y tế có khuyến cáo một số nhóm đối tượng nên được tiêm và theo dõi tại bệnh viện.

 

Theo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine Covid-19 ngày 15/7/2021, mẫu phiếu sàng lọc trước tiêm chủng mới được bổ sung ba nội dung sàng lọc, gồm:

 

- Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào;

- Tiền sử bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định;

- Đã tiêm một mũi vaccine Covid-19.

 

Căn cứ hội dung hướng dẫn, người trì hoãn tiêm chủng thuộc các nhóm đối tượng sau:

 

- Người mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng;

- Người đã tiêm vaccine Covid-19 khác trong vòng 14 ngày qua;

- Người có bệnh mạn tính đang diễn biến nặng;

- Người đang bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đã cắt lách, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, corticoid liều cao (tương đương hoặc hơn 2mg prednisolon/kg/ngày trong ít nhất 7 ngày);

- Người bị bệnh cấp tính;

- Người đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

 

Người không được tiêm hiện nay bao gồm người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

 

Sốc phản vệ độ 2 là mức độ trung bình. Biểu hiện thường gặp như mề đay, phù mạch xuất hiện nhanh; khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi; đau bụng, nôn, tiêu chảy; huyết áp tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp, không có hoặc rối loạn ý thức.

 

Những phản ứng nào sau tiêm vaccine Covid-19 là bình thường và có thể tự xử trí tại nhà?

 

Sau tiêm vaccine Covid-19, bạn cần ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tự theo dõi sau tiêm trong 28 ngày tiếp theo, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. Với người lớn tuổi (trên 65 tuổi) cần có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong ba ngày đầu tiên.

 

Theo thực tế lâm sàng, vaccine Covid-19 có thể gây tác dụng phụ. Đa phần phản ứng thường gặp sau tiêm vaccine Covid-19 nhẹ và có thể tự khỏi sau 1-3 ngày. Các phản ứng tại chỗ sau tiêm thường gặp nhất là sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ, ngứa, nhức mỏi, đau cánh tay.

 

Khi bị sưng đau, bạn không được bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì lạ vào chỗ tiêm vì có nguy cơ kích thích phản ứng viêm hay nhiễm trùng. Để giảm đau và cảm giác khó chịu ở vị trí tiêm, sau tiêm bạn có thể áp khăn sạch, mát và ẩm lên vùng sưng đỏ; tập thể dục hoặc massage nhẹ nhàng cho cánh tay; hoặc dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ tiêm chủng.

 

Tiếp tục theo dõi, nếu tình trạng sưng tăng nặng, nghiêm trọng thì đi khám ngay.

 

Các phản ứng toàn thân thường gặp sau khi tiêm vaccine Covid-19 là sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, buồn nôn. Để giảm cảm giác khó chịu do sốt, bạn nên uống nhiều nước, mặc trang phục nhẹ nhàng thoáng mát, đo nhiệt độ thường xuyên.

 

Nếu sốt dưới 38,5 độ C có thể cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn; uống đủ nước, không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

 

Sau khi tiêm nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên thì bạn sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng hai giờ, cần thông báo ngay cho nhân viên y tế theo các số tổng đài liên hệ có trong tờ "Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng".

 

Những dấu hiệu nào sau tiêm cảnh báo người được tiêm bị phản vệ, hoặc cần hỗ trợ y tế khẩn cấp?

 

Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm sau khi tiêm vaccine Covid-19 gồm:

- Tê quanh môi hoặc lưỡi;

- Phát ban/nổi mẩn đỏ/tím tái/đỏ da/chảy máu, xuất huyết dưới da;

- Cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;

- Triệu chứng thần kinh (đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì, ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật);

- Triệu chứng tim mạch (đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất);

- Triệu chứng tiêu hóa (nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy);

- Triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, khò khè, tím tái). Hoặc chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường;

- Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn;

- Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

 

Khi thấy người được tiêm chủng có một trong các dấu hiệu trên, người nhà cần liên hệ số điện thoại hotline trên tờ giấy "Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng" đã được phát trong ngày đi tiêm vaccine, đồng thời nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất.

 

 

Nếu ở mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên gặp phải các phản ứng nặng như phản vệ thì có nên tiêm mũi thứ hai?

 

Căn cứ Quyết định số 2995/QĐ-BYT ngày 18/6/2021 và Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 15/7/2021 của Bộ Y tế, thì người được tiêm chủng có phản ứng phản vệ từ độ hai trở lên, hoặc bị sốc phản vệ sau mũi tiêm đầu tiên thì chống chỉ định tiêm mũi vaccine thứ hai.

 

Nếu sau mũi một của vaccine Covid-19, người được tiêm chủng chỉ gặp những phản ứng phản vệ mức độ một (là những triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như nổi mày đay, ngứa, phù mạch) thì vẫn được chỉ định tiêm vaccine mũi thứ hai. Lưu ý là với đối tượng này, mũi tiêm thứ hai cần được khám sàng lọc kỹ và tiêm tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

 

Người nhà cần theo dõi sức khỏe của người được tiêm chủng 24/24 giờ trong ngày và ít nhất là ba ngày đầu tiên sau tiêm.

 

Trường hợp không gặp bất kỳ phản ứng phụ nào sau tiêm, vaccine Covid-19 có tác dụng không, cơ thể có sinh ra kháng thể không?

 

Cách hệ thống miễn dịch phản ứng với thành phần kháng nguyên và những tá dược, chất bổ trợ có trong vaccine Covid-19 được thể hiện dưới dạng các triệu chứng, biểu hiện khác nhau ở từng người.

 

Các tác dụng phụ (biến cố bất lợi) sau tiêm chủng xảy ra không đồng đều với tất cả mọi người được tiêm. Một số người gặp phải phản ứng rất nhẹ, một số khác thì nặng nề hơn, rất hiếm gặp và có thể đe dọa đến tính mạng, nhưng có người lại không gặp tác dụng phụ nào do vaccine Covid-19 cả.

 

Các loại vaccine khác nhau cũng sẽ có các tác dụng phụ khác nhau. Ngoài ra, các yếu tố như tuổi tác, giới tính, khả năng miễn dịch sẵn có, tình trạng sức khỏe, các loại thuốc khác đang sử dụng, nội tiết tố trong cơ thể... cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng phụ mà người tiêm gặp phải nên tác dụng phụ gặp phải ở mỗi người là riêng biệt, không giống nhau.

 

Và không thể khẳng định rằng nếu không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào đồng nghĩa hệ miễn dịch không hoạt động.

 

Việc không cảm nhận bất kỳ tác dụng phụ nào, hoặc những tác dụng phụ có thể khó nhận thấy chỉ có nghĩa là mỗi cơ thể khác nhau có những phản ứng với kháng nguyên của vaccine Covid-19 theo những cách khác nhau mà thôi.

 

Giá trị quan trọng nhất của vaccine là hiệu lực sau tiêm chủng, hệ miễn dịch sản xuất đủ lượng kháng thể cần thiết để bảo vệ cơ thể.

 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sau khi tiêm vaccine Covid-19

 

 

Sau tiêm vaccine Covid-19, bạn nên bổ sung đủ nước và chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục, khỏe mạnh. Một số lưu ý sau sẽ giúp cải thiện sức khỏe sau khi tiêm vaccine:

 

- Bổ sung đủ nước cho cơ thể

 

Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép... cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể sau khi tiêm. Thông thường người trưởng thành cần bổ sung khoảng 2,5 lít một ngày, trong đó nước uống bổ sung khoảng 1,2-1,4 lít một ngày (tương đương 6-7 cốc nước), còn lại là nước đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống.

 

Lưu ý là bạn nên uống nước từ từ, không nên uống nhiều một lúc. Uống nhiều một lúc làm lượng mồ hôi bài tiết ra nhiều hơn, cơ thể càng mệt mỏi hơn vì mất quá nhiều chất điện giải. Do đó, uống nước càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống, sẽ giảm cơn khát tốt hơn.

 

- Chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng

 

Sau khi tiêm vaccine có thể bạn sẽ cảm thấy người mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau nên cần chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua..., chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.

 

Để nâng cao sức khỏe nói chung trong mùa dịch và tăng cường sức khỏe sau tiêm vaccine Covid-19 nói riêng, bạn nên ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày nên phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản, đậu, đỗ...). Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín. Chế độ ăn đảm bảo đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55-65% tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do chất béo cung cấp chiếm 20-25% và 15-20% là từ chất đạm. Thực phẩm phải tươi sống, không ăn thịt gia cầm, gia súc chết do nhiễm bệnh. Ăn chín, uống sôi, không ăn khi thực phẩm chưa chín như món tái, gỏi, tiết canh, trứng ốp la, trứng sống...

 

Hi vọng những thông tin trên sẽ hưu ích cho bạn.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

THÀNH PHẦN

Cho 200ml chế phẩm: 120ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương:
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 24g
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 16g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 16g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 16g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 16g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 16g - Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 16g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 16g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 12g - Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 4,8g Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 200ml

CÔNG DỤNG

Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần:
- Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml.
- Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.

Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát