Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Viêm phế quản

Phân biệt bệnh Hen suyễn và Viêm phế quản


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn và viêm phế quản
  2. Thời gian bệnh
  3. Các triệu chứng của hen suyễn và viêm phế quản

Bệnh hen suyễn và viêm phế quản thường khó phân biệt do có các triệu chứng tương tự nhau. Cả hai bệnh đều là tình trạng các ống phế quản bị viêm, các đường dẫn khí trong phổi co lại, gây ho, khó thở và tức ngực. Đặc biệt chẩn đoán hen suyễn (hen phế quản) ở trẻ thường bị nhầm lẫn với viêm phế quản do các triệu chứng ở trẻ thường không điển hình, các thăm dò cận lâm sàng như chức năng hô hấp khó thực hiện vì trẻ nhỏ chưa biết hợp tác. 

 

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn và viêm phế quản

 

Sự khác biệt chính giữa hen suyễnviêm phế quản chính là nguyên nhân gây bệnh. Hen suyễn là một bệnh mãn tính của đường thở trong khi đó viêm phế quản là một dạng bệnh nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn hoặc virus. Nhiều người mắc hen suyễn bẩm sinh và có thể phải sống chung với bệnh cả đời, trong khi ai cũng có thể có nguy mắc bệnh viêm phế quản sau khi bị cảm lạnh thông thường.

 

Hen phế quản được đặc trưng bởi 3 quá trình bệnh lý: Viêm mạn tính đường thở, tăng đáp ứng của phế quản và co thắt, phù nề, xuất tiết phế quản. Quá trình tiến triển của bệnh có sự tương tác giữa các yếu tố chủ thể của người bệnh và các yếu tố kích phát dẫn đến hậu quả làm xuất hiện cơn hen và triệu chứng hen. Các yếu tố chủ thể của người bệnh cần cân nhắc yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng với những gen liên quan đến sự hình thành IgE, các chất trung gia hóa học sự gia tăng đáp ứng đường thở và yếu tố quyết định tỷ lệ giữa đáp ứng miễn dịch Th1 và Th2. 

 

Thời gian bệnh

 

Hen suyễn là bệnh mãn tính. Nếu bạn thấy ho, khò khè và khó thở lặp đi lặp lại của trong một khoảng thời gian dài, như vậy có nhiều khả năng thủ phạm là bệnh hen suyễn. Hoặc nếu các triệu chứng vẫn tồn tại qua thời gian chữa bệnh thông thường, thì có thể là hen suyễn. Vì là bệnh mạn tính nên bệnh khó được điều trị dứt điểm. Người bệnh có thể phải chung sống với bệnh hen cả đời. Ở trẻ nhỏ mắc hen, có những trẻ có thể khỏi hoàn toàn nhưng có những trẻ có thể bị tái lại tình trạng bệnh sau một thời gian không xuất hiện triệu chứng. 



Viêm phế quản thường là một tiến trình cấp tính,và hầu hết mọi người hồi phục trong vòng 5- 10 ngày, có thể ho dai dẳng một vài tuần sau khi khỏi bệnh. Viêm phế quản có thể trở thành bệnh viêm phế quản mãn tính, đặc biệt là đối với những người hút thuốc lá.

 

Các triệu chứng của hen suyễn và viêm phế quản

 

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự như ho, cơn đau ngực và khó thở, song cũng có một vài triệu chứng khác nhau để nhận dạng. Viêm phế quản có thể sẽ gây ra cơn sốt nhẹ, ớn lạnh cơ thể và chất nhầy ở mũi màu vàng xanh. Một số người bị bệnh hen suyễn sẽ không có những triệu chứng này.

 

Điều trị hen phế quản và viêm phế quản hoàn toàn khác nhau. Điều trị hen phế quản cần phối hợp tốt giữa các nhóm thuốc cắt cơn và dự phòng. Không dùng kháng sinh cho bệnh nhân hen phế quản trừ khi có dấu hiệu của bội nhiễm. Việc dùng kháng sinh ở bệnh nhân viêm phế quản khi nguyên nhân làm khởi phát bệnh là do vi khuẩn và căn cứ vào các triệu chứng của bệnh để dùng thuốc phù hợp. 

 

Tổng đài tư vấn miễn cước 1800 5454 35

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát