Hen phế quản có nhiều biểu hiện, triệu chứng khác nhau. Dựa trên thực tiễn tại VIệt Nam chúng ta thì có thể phân biệt hen phế quản nhờ những triệu chứng như sau đây.
Các triệu chứng giúp phân biệt hen phế quản
Có 3 loại triệu chứng hen phế quản để giúp các bạn có thể nhận biết và dễ dàng phân biệt được loại hen phế quản mà mình có thể đang mắc phải.
1. Triệu chứng hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn (hen ngoại sinh)
Người bệnh có yếu tố cơ địa dị ứng
- Mắc bệnh hen ở tuổi dưới 30 và thuộc loại hen sớm
- Trong tiền sử bản thân và gia đình có mắc bệnh dị ứng như chàm, mẩn ngứa…
- Làm test dương tính với một hay nhiều dị nguyên
- Cơn hen phế quản xuất hiện nhanh, ngay sau khi tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh (phản ứng Reagin typ I)
- Cơn hen xuất hiện đột ngột và hết cũng nhanh. Ngoài cơn cơ thể trở lại bình thường (chức năng phổi bình thường) ở giai đoạn mới bị hen phế quản.
- Cơn hen có thể xuất hiện quanh năm (do bụi nhà) hoặc theo mùa do phấn hoa…
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp thứ phát
- Xét nghiệm đờm tìm thấy nhiều bạch cầu ái toan.
- Hàm lượng IgE tăng cao trong huyết thanh.
- Điều trị bằng phương pháp giải mẫn cảm đặc biệt đạt kết quả khá cao và ổn định.
2. Triệu chứng hen phế quản nhiễm khuẩn
- Người bị hen phế quản thường trên 40 và là thể hen muộn
- Không rõ cơ địa dị ứng
- Khí dung với dị nguyên có thể gây được cơn hen nhẹ, đa số người bệnh không xuất hiện cơn. Cơn hen không điển hình.
- Tiền sử bản thân: mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang.
- Cơn hen phế quản thường xuất hiện sau các nhiễm trùng tiên thứ phát đường hô hấp
- Cơn hen phế quản kéo dài. Cơn hen thường tăng lên trong mùa thu đông, đông xuân, lúc thay đổi thời tiết lạnh, ẩm.
- Điều trị cơn khó khăn, với loại thuốc giãn phế quản thông thường.
- Điều trị gần như không kết quả khi dùng phương pháp giải mẫn cảm.
- Hen phế quản nhiễm khuẩn dễ có cơn hen ác tính tỷ lệ tử vong cao hơn loại hen dị ứng.
3. Triệu chứng hen phế quản thể hỗn hợp
Bệnh nhân hen phế quản có biểu hiện triệu chứng của hen dị ứng và hen nhiễm khuẩn.
- Cơn hen khởi phát sau viêm nhiễm ở hầu họng, viêm mũi, xoang hay viêm phế quản sau khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên
- Hen phế quản trong cơn dễ chẩn đoán hơn ở giai đoạn ngoài cơn cho nên cần chú ý khai thác đặc điểm của cơn hen phế quản
Đa số cơn hen thường xuất hiện về đêm, thời gian xuất hiện cơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có khi có triệu chứng bào trước như: hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mắt, mũi. Ho từng cơn, hồi hợp hoảng sợ.
Tiếp theo là khó thở, thường khó thở thì thở ra. Kinh điễn vẫn mô tả hen phế quản có khó thở chậm, trên lâm sàng có thể gặp khó thở nhanh, nông. Tùy mức độ mà có sự co kéo cơ dưới đòn, cơ ức. Khó thở phải ngồi, khó thở gò người để thở. Mặt tím tái do thiếu oxi, tiếng thở rít kéo dài, người ngoài dễ nhận thấy tiếng rít đó. Nghe phổi thấy nhiều ran rít ran ngáy. Gõ ngực tiếng trong hơn bình thường. Cơn hen có thể kéo dài từ vài chục phút đến nhiều giờ. Sau đó bệnh nhân ho, khạc đờm dãi.
Trên đây là ba loại triệu chứng hen phế quản thường gặp nhất. Hy vọng với nội dung bài viết chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn và có thể dễ dàng nhận biết được những triệu chứng hen phế quản dể có phương án phòng trừ và kiểm soát cũng như điều trị bệnh hen phế quản phù hợp.
Tổng đài tư vấn bệnh hen miễn phí 1800 5454 35 - 0916 561 338 của Benhhen.vn luôn sẵn sàng trả lời những câu hỏi của các bạn khi các bạn nhận thấy mình có những triệu chứng của hen phế quản và cần tư vấn cũng như giải đáp các thắc mắc về bệnh hen phế quản miễn phí.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn