Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Trắc nghiệm về bệnh hen

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh hen phế quản


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Hen phế quản có nguy hiểm không?
  2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc hen phế quản
  3. Những dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh hen phế quản

Từ lâu hen phế quản đã là căn bệnh quá quen thuộc với cộng đồng, có tỷ lệ tử vong cao và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Tính riêng tại TP. HCM thì cứ 10 trẻ lại có 3 trẻ mắc hen. Hen phế quản cũng chính là nguyên nhân làm cho 25% bệnh nhân phải nhập viện, 42% trẻ nghỉ học, 29% người lớn nghỉ làm. Tuy nhiên không phải bệnh nhân hen phế quản nào cũng nắm được những kiến thức cơ bản về căn bệnh của mình, đặc biệt là những dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh hen phế quản để có thể đi khám và điều trị kịp thời.

 

Hen phế quản có nguy hiểm không?

 

Hen phế quản là bệnh mạn tính của đường thở. Hen phế quản thường tiến triển nặng lên theo thời gian, người bệnh dễ gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị sớm. 5 biến chứng nguy hiểm của hen phế quản thường gặp nhất bao gồm:

- Xẹp phổi: khoảng 10% bệnh nhân hen phế quản gặp phải biến chứng này.

- Nhiễm khuẩn phế quản: Sự đàn hồi của các phế nang ở bệnh nhân hen phế quản giảm dần theo thời gian, thở ra ít, thể tích khí cặn tăng.

- Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất.

- Tâm phế mạn tính: Biểu hiện bởi tình trạng khó thở khi gắng sức, tím tái liên tục, đau vùng hạ sườn phải, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn.

- Ngừng hô hấp kèm theo có tổn thương não.

 

Viêm mạn tính đường thở là yếu tố trung tâm trong bệnh lý hen phế quản

 

Đối tượng có nguy cơ cao mắc hen phế quản

 

Theo các chuyên gia, những đối tượng sau là những đối tượng có nguy cơ cao mắc hen phế quản:

 

 (1) Liên quan đến yếu tố gia đình (trẻ sinh ra trong một gia đình có bố và mẹ không bị hen phế quản thì nguy cơ bị hen của đứa trẻ đó rất thấp (khoảng 10%), nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người bị hen phế quản và tăng lên 50% nếu cả bố lẫn mẹ bị hen phế quản.  

 

(2) Liên quan đến cơ địa dị ứng (những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác).

 

(3) Nhiễm trùng hô hấp tái diễn nhiều lần, sinh non, béo phì...

 

(4) Làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi, phơi nhiễm khói thuốc lá trong thời gian dài...

 

Những dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh hen phế quản

 

Những triệu chứng nhận biết hen phế quản để thăm khám và điều trị sớm là băn khoăn thường gặp ở rất nhiều bệnh nhân. Dưới đây là một số dấu hiệu có thể đánh giá nguy cơ mắc hen phế quản cao bao gồm:

 

- Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Trẻ em mắc hen phế quản thường gặp triệu chứng này.

 

- Ho nhiều: ho có thể kéo dài diễn ra thường xuyên trong các đợt cấp. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn hen cấp tính ban đêm. Ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen phế quản dễ bị chuẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí bị chuẩn đoán là ho lao. Đặc biệt, ho và hen không phải là một bệnh, ho chỉ là triệu chứng của nhiều bệnh trong đó có hen phế quản. Không có bệnh lý nào tên là “ho hen”.

 

- Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt hoặc như có tảng đá đè lên.

 

- Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra.

 

Nếu có nhiều hơn 1 triệu chứng trên và thời điểm xuất hiện các triệu chứng này thuộc các trường hợp sau thì nên đi khám để được chẩn đoán có mắc hen phế quản hay không:

 

- Các triệu chứng xảy ra thay đổi theo thời gian và cường độ

- Các triệu chứng thường nặng hơn về đêm hoặc lúc thức giấc

- Các triệu chứng thường bị kích phát bởi vận động, cười, dị nguyên, khí lạnh...

- Các triệu chứng thường xuất hiện và trở nặng khi nhiễm vi rút.

- Có đáp ứng với thuốc điều trị hen phế quản

 

Tham khảo thêm tư vấn trực tuyến  "BỆNH HEN - CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG HIỆU QUẢ"  để nắm rõ hơn những dấu hiệu, triệu chứng nhận biết hen phế quản từ PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

 

 

Hen phế quản là bệnh mạn tính không lây của đường hô hấp tuy không chữa khỏi hoàn toàn nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và đem lại cho người bệnh chất lượng sống tốt hơn. Những người có nguy cơ và có dấu hiệu nghi ngờ bệnh hen phế quản nên đi khám sớm để đạt hiệu quả cao trong điều trị.

 

Tổng đài bác sỹ tư vấn miễn cước 1800 5454 35

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát