Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Ăn phổi heo chữa bệnh hen suyễn không?


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Những điểm cần biết về hen suyễn theo Tây y
  2. Quan niệm của y học cổ truyền về hen suyễn
  3. Ăn phổi heo chữa bệnh hen suyễn không? Phổi heo có được xem là vị thuốc y học cổ truyền không?

Hen phế quản (hen suyễn) là bệnh mạn tính của đường thở phổ biến trên thế giới và cả Việt Nam. Hen suyễn gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống, sinh hoạt, làm việc, học tập của người bệnh. Người bệnh thường có xu hướng tìm đến các bài thuốc dân gian với mong muốn có thể chữa khỏi hoàn toàn hen suyễn. Một trong những câu hỏi mà tổng đài bác sĩ 1800 5454 35 thường xuyên nhận được chính là “ăn phổi heo có chữa bệnh hen suyễn hay không?”. Trong nội dung bài viết này, các bác sĩ sẽ thông tin chi tiết hơn về “phương pháp chữa hen dân gian” này.

 

Những điểm cần biết về hen suyễn theo Tây y

 

Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính với cơ chế rất phức tạp bởi tương tác của 3 quá trình bệnh lý cơ bản: Viêm mạn tính đường thở; tăng đáp ứng của phế quản và co thắt, phù nề xuất tiết phế quản. Quá trình tương tác này có sự tác động của các yếu tố chủ thể của người bệnh và các yếu tố kích phát dẫn đến xuất hiện các triệu chứng của bệnh. 

 

Ở nhiều trường hợp người bệnh mắc hen nhưng không có các triệu chứng điển hình nên cần cân nhắc đi khám hen khi có các dấu hiệu kèm theo như:

 

- Nhiều hơn 1 triệu chứng (trong 4 triệu chứng điển hình ho, khò khè, khó thở, nặng ngưc), các triệu chứng thường diễn ra vào ban đêm hay sáng sớm; thay đổi về thời gian và cường độ.

- Các triệu chứng có thể khởi phát khi gắng sức, cười, khó hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, lông thú nuôi, nước tẩy rửa....

- Các triệu chứng tăng nặng khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, cúm.

- Có đáp ứng với các thuốc điều trị hen phế quản (điều trị thử).

 

Có nghiên cứu cho thấy, những trẻ mắc hen suyễn trước 12 tuổi đa phần là bởi di truyền (cơ địa dị ứng, viêm mũi xoang …), còn sau 12 tuổi mắc bệnh có thể là do các ảnh hưởng của nhân tố môi trường.

 

Dù hiểu rõ các nguyên nhân gây tăng nặng bệnh lý hen suyễn và cơ chế xuất hiện các cơn hen suyễn cấp tính nhưng cho tới hiện tại y học hiện đại chưa có phương pháp để đẩy lùi dứt điểm hen suyễn. Hen không có cách gì chữa khỏi mà chỉ có thể kiểm soát bệnh ổn định, duy trì chức năng phổi bình thường, phòng những biến chứng nguy hiểm và tác dụng phụ khi phải dùng thuốc kéo dài. Để kiểm soát hen, phác đồ điều trị của Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng các nhóm thuốc sau:

 

- Thuốc kiểm soát (dự phòng hen): Dùng duy trì đều đặn hàng ngày, có tác dụng giảm viêm đường thở, kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ tương lai của các đợt kịch phát và suy giảm chức năng phổi.

- Thuốc cắt cơn: Được chỉ định để làm giảm các triệu chứng của một cơn hen bùng phát hay tình trạng tăng nặng của cơn hen cấp. Giảm và tối ưu hơn cả là loại bỏ nhu cầu điều trị cắt cơn là mục đích quan trọng trong kiểm soát hen và chính là thành công của điều trị hen.

 

Ngoài dùng thuốc kiểm soát hen, người bệnh cần dùng các thuốc kiểm soát các bệnh lý đi kèm như trào ngược thực quản, viêm xoang, tạm thời ngừng thở khi ngủ…

 

Quan niệm của y học cổ truyền về hen suyễn

 

Theo Y học cổ truyền, hen suyễn thuộc chứng Háo Suyễn – Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là suyễn.

 

Nguyên nhân sinh bệnh hen là do công năng của ba Tạng: Tỳ – Phế – Thận không được điều hòa và suy yếu gây nên, trong đó:

 

-          Chức năng tạng Phế kém dẫn đến việc điều khí rối loạn gây nên hiện tượng khó thở

-          Đờm do tạng Tỳ không vận hóa được mà sinh ra, đờm thấp, đờm bị ứ ở phế quản sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở đối với người bệnh

-          Tạng Thận không nạp khí nên khí nghịch gây khó thở, cò cử.

 

Trên cơ sở biện chứng luận trị và lựa chọn lý pháp phương dược hợp lý tác động vào ba tạng Tỳ - Phế - Thận sẽ giúp người bệnh hen suyễn khỏe mạnh, cơn hen hạn chế tái phát.

 

Ăn phổi heo chữa bệnh hen suyễn không? Phổi heo có được xem là vị thuốc y học cổ truyền không?

 

ăn phổi heo chữa hen suyễn

 

Ăn phổi heo chữa bệnh hen suyễn không? (Ảnh minh họa)

 

Theo y học cổ truyền, phổi heo (trư phế) có vị nhạt, tính lạnh, có tác dụng mát phổi, giảm ho, trừ đờm; có thể dùng trong các trường hợp viêm đường hô hấp, lao phổi, hen phế quản, ho lâu ngày,…

 

Tùy theo từng thể bệnh có thể dùng phổi heo phù hợp theo những cách sau:

 

Hỗ trợ điều trị viêm khí phế quản: Phổi heo 250g, bắc hạnh 10g, nước gừng 1 - 2 thìa canh. Phổi heo thái miếng, rửa sạch, cho bắc hạnh và nước vào nấu canh, khi canh được cho nước gừng vào, gia vị vừa đủ, uống canh ăn phổi heo. Công dụng: Hóa đờm trị ho, bổ phế nhuận táo.

 

Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày: Phổi heo 250g, hạnh nhân 10g, củ cải 200g. Phổi heo rửa sạch, thái miếng, củ cải cắt khúc, hạnh nhân giã nhỏ, tất cả đem hầm nhừ rồi chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Chỉ khái, hóa đàm, giải độc, chuyên dùng cho các chứng ho dai dẳng do phế hư.

 

Hỗ trợ điều trị viêm phổi: Phổi heo 1 cái, bạch cập 30g, rượu 150ml. Phổi heo làm sạch thái miếng, cho vào nồi nấu cùng bạch cập nấu với rượu cho chín, thêm gia vị, ăn trong ngày.

 

Hỗ trợ điều trị lao phổi: Phổi heo 30g, hoa lựu trắng 30g. Phổi heo rửa sạch, bóp hết bọt nước, hoa lựu trắng rửa sạch. Cho tất cả vào nồi thêm nước nấu ăn ngày 1 lần, dùng thường xuyên. Hoặc: Phổi heo 1 cái, lá diếp cá 60g, nấu canh, ăn cái uống nước thuốc, tuần ăn 2 lần, ăn liên tục trong khoảng 3 tháng. Công dụng: Giúp bệnh nhân lao phổi tăng cường sức khỏe, nhanh chóng phục hồi thể trạng.

 

Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính: Phổi heo 250g rửa sạch, thái miếng, ma hoàng 10g. Cho vào nồi thêm nước, nấu chín, thêm gia vị,  nấu với khi chín hành, gừng, hạt tiêu, chia ăn vài lần trong ngày.

 

Hoặc: Phổi heo 500g, gạo tẻ 100g, ý dĩ 50g, một chút rượu vang, hành, gừng, muối, mì chính. Làm sạch phổi heo, thêm nước vừa đủ, cho rượu vang vào đun gần chín, vớt ra, thái miếng; cho tiếp vào nồi cùng với gạo đã vo sạch, ý dĩ, hành, gừng, gia vị. Đun to lửa cho sôi rồi hầm nhỏ lửa cho đến khi gạo chín nhừ là được. Công dụng: Bổ tỳ phế, trừ đờm, giảm ho.

 

Với bệnh nhân hen suyễn có thể dùng phổi heo theo các bài thuốc trên để giảm ho, bổ tỳ phế trừ đờm. Nhưng người bệnh cần cân nhắc kỹ bởi theo quan niệm hiện đại thì phổi heo là bộ phận chứa nhiều độc tố nhất trên cơ thể của heo bởi phổi là bộ phận thuộc hệ hô hấp, mà heo (lợn) có thói quen là hay hít thở sát đất nên đã hút vào phổi một lượng rất lớn bụi bẩn hàng ngày, thậm chí cả bụi kim loại nặng, nó sẽ nằm sâu và bám luôn trong phổi. Khi chúng ta ăn phổi heo, những bụi bẩn và bụi kim loại này sẽ theo vào cơ thể chúng ta, gây hại sức khỏe. Chưa kể, phổi heo có thể chứa nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn virus do thói quen hít thở sát mặt đất của chúng.

 

Các bài thuốc trên tuy đã tham khảo ý kiến chuyên môn nhưng người bệnh cần nhớ khi các triệu chứng nặng lên thì cần đi khám và chỉ định điều trị phù hợp, các bài thuốc trên chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng điều trị bệnh, chưa kể những nguy cơ "phổi heo không sạch" mang lại thì càng nên cân nhắc thật kỹ lưỡng.

 

Hi vọng nội dung này có thể giúp người bệnh trả lời cho câu hỏi “ăn phổi heo chữa bệnh hen suyễn không?”. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh hen và các phương pháp điều trị, hãy gọi cho các bác sĩ qua tổng đài miễn cước 1800 5454 35.

 

 

Lương y - Dược sĩ Tào Văn Chiến

 

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát