Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới, có trên 80% dân số toàn cầu sử dụng thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ trong chăm sóc sức khỏe. Việt Nam có nguồn tài nguyên thảo dược rất phong phú và đa dạng. Cho đến nay đã ghi nhận được 5.117 loài thực vật và nấm lớn; nhiều loài động vật và khoáng vật có công dụng làm thuốc (Viện Dược liệu, 2016). Chính nguồn thảo dược này sẽ cung cấp nguyên liệu để phục vụ hoạt động chăm sóc sức khỏe theo hướng y học cổ truyền, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Covid-19 theo quan niệm của Y học cổ truyền
Trong tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 như hiện nay, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải nỗ lực từng giờ từng phút, huy động mọi nguồn lực, xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động quyết liệt nhằm mục tiêu ngăn chặn và đẩy lùi được đại dịch.
Là một phần không thể tách rời của hệ thống y thế, đã đến lúc Y học cổ truyền thể hiện vai trò của mình trong việc phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do virus SAR-CoV-2 gây ra. Và theo đó, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 1306/BYT-YDCT về việc Hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19.
Để hiểu rõ hơn quan niệm của Y học cổ truyền về COVID-19, cùng lắng nghe chia sẻ của TS.BS Trần Thái Hà – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Nguyên trưởng khoa Châm cứu dưỡng sinh, Nguyên trưởng khoa Lão – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương:
Bệnh Covid-19 do virus SAR-CoV-2 gây ra là một loại Ôn Dịch trong quan điểm của Y học cổ truyền. Với các triệu chứng cụ thể từ nhẹ đến nặng như sốt, ho, khó thở, khi phát bệnh làm tổn thương đường hô hấp, nặng thì dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp cấp tiến triển, thậm chí tử vong, nhất là các trường hợp bệnh nhân có bệnh mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy giảm miễn dịch…
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tùy tình trạng bệnh lý và diễn biến bệnh COVID-19 theo y học cổ truyền chia thành 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn bệnh y học cổ truyền có pháp điều trị khác nhau và áp dụng tại các bệnh viện có đủ điều kiện về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất.
1. Giai đoạn khởi phát
Đây là bệnh ở thời kỳ đầu phong hàn xâm phạm vào bì mao và phế vệ. Triệu chứng: Phát sốt, sợ gió lạnh, hắt hơi, ngạt mũi, khát không nhiều, ho ít đàm, hoặc đàm khó khạc, mạch phù sác. Pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái. Thuốc uống Ngân kiều tán (Ôn bệnh điều kiện)
2. Giai đoạn toàn phát
Bệnh biểu hiện ở phần khí. Bệnh có thể biểu hiện nhiệt chủ yếu ở phế, có thể kết hợp ở vị và đại trường.
Triệu chứng: sốt, phiền khát, phiền táo,bất an, ho,khó khạc. Khí suyễn, có thể ho ra máu, tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng khô hoặc nhớt, mạch hoạt sác.
Pháp điều trị: Tuyên phế, thanh nhiệt, định suyễn.
Dùng thuốc: Bài thuốc Ma hạnh thạch cam thang (Thương hàn luận)
3. Giai đoạn hồi phục
Sau giai đoạn toàn phát có thể có biểu hiện các triệu chứng khác nhau và có pháp điều trị khác nhau.
* Trường hợp người bệnh có biểu hiện của Khí âm lưỡng hư: Khí đoản, mệt mỏi, ăn kém, miệng khô khát, bồn chồn, ra mồ hôi, ho khan có ít đờm, lưỡi khô ít tân dịch, mạch tế hoặc vô lực, ...
Pháp điều trị: Bổ khí dưỡng phế.
Dùng thuốc: Thập toàn đại bổ (Hòa tễ cục phương).
* Trường hợp bệnh lâu có âm hư kèm tâm quý, huyết áp thấp, dùng bài thuốc sau: Lục vị địa hoàng hoàn hợp Sinh mạch ẩm.
4. Giai đoạn tái nhiễm
Điều trị như nhiễm bệnh, tùy tình trạng bệnh lý của người bệnh theo y học cổ truyền mà người thầy thuốc có pháp điều trị, thuốc cổ truyền và phương pháp điều trị cho phù hợp.
Phòng COVID-19 theo quan niệm của Y học cổ truyền
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và các chuyên gia Y học cổ truyền, người dân có thể lưu ý một số vấn đề sau để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm virus SAR-CoV-2:
- Các phương pháp xông phòng ở, phòng làm việc
Sử dụng dược liệu chứa tinh dầu: Sả chanh, Bạc hà, Quế, Mùi, Bưởi, Tràm gió, Màng tang, Long não, Kinh giới, Tía tô, ... hoặc sử dụng tinh dầu: Sả chanh, Bạc hà, Hương nhu, Bưởi, Tràm, Quế, Long não được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
Lưu ý: Không xông có tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.
- Các biện pháp vệ sinh cá nhân: Sử dụng các loại dung dịch nhỏ mũi; Nước súc miệng...
- Cách ly y tế tại nhà, nơi cư trú và nơi tập trung nếu thuộc đối tượng nguy cơ theo quy định của Bộ Y tế; thường xuyên cập nhật các quy định của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 và các bệnh dịch liên quan khác.
- Chế độ ăn, luyện tập nâng cao sức đề kháng:
+ Giảm stress: không quá căng thẳng về dịch bệnh nói chung và Covid-19 nói riêng, cân bằng giữa nghỉ ngơi – làm việc (nên nghỉ trưa, ít nhất 30 phút), tránh các công việc gây stress hay thư giãn. Tránh ngủ sau 22h, trường hợp thức khuya không ngủ sau 23h.
+ Chế độ ăn: chế độ ăn uống phong phú và đa dạng là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh, ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đầy đủ đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, tránh ăn nhiều các thức ăn chiên xào. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng nhất là các loại vitamin, ăn nhiều rau củ quả tươi. Hạn chế thuốc lá, rượu bia, cà phê.
+ Tập thể dục, dưỡng sinh: Tập thở bụng ngày 4 lần, mỗi lần 3-5 phút để tăng sức khỏe. Tập thể dục giữa giờ. Tự xoa bóp toàn thân lúc sáng dậy.
+ Chủ động kiểm soát các bệnh hô hấp mạn tính (hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính...) để giảm nguy cơ mắc COVID-19.
Có thể nói rằng, Y học cổ truyền trong nhưng năm gần đây đã có những bước tiến quan trọng, nhất là trong vấn đề đi sâu nghiên cứu bệnh học, dược lý, dưới góc nhìn của khoa học hiện đại. Dần lấy lại vị thế vốn có của mình, đồng thời, dưới ánh sáng của khoa học tiến bộ, những tồn nghi về lý luận, phương dược cũng dần trở nên sáng tỏ.
Hi vọng trong thời gian tới, Y học hiện đại cùng với sự góp sức của Y học cổ truyền có thể đẩy lùi đại dịch COVID-19.
Truy cập website https://www.benhhen.vn/ để biết thêm thông tin về dự phòng các bệnh hô hấp hoặc gọi tới tổng đài 1800 5454 35 để được các bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị.
Xem đầy đủ tư vấn “Lời khuyên cho người bệnh hô hấp” từ 2 chuyên gia PGS.TS Phan Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai; TS.BS Trần Thái Hà – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Nguyên trưởng khoa Châm cứu dưỡng sinh, Nguyên trưởng khoa Lão – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tại:
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn
Là bộ đội nghỉ hưu, bị bệnh hen hơn 20 năm nay rồi, tôi dùng nhiều thuốc mà không khỏi.
Tình cờ biết sản phẩm thuốc hen thảo dược, tôi mua về dùng thử. Uống đến khoảng gần 2 tháng, tôi thấy bệnh hen đã được cải thiện nhiều phần.
Từ một người bị bệnh hen, không còn sức lực, sợ thời tiết thay đổi, sợ ra ngoài đường, giờ đây đã năm rồi cơn hen không còn tái phát, sức khỏe tôi rất tốt từ hơn 40kg giờ đã 63kg, đi lại và thể dục nhẹ nhàng, nhất là khi thay đổi thời tiết tôi không còn lo nữa.
1. Nếu bạn là Cán bộ Y tế:
Đây là những nội dung tóm tắt hướng dẫn sử dụng thuốc. Vui lòng xem tờ hướng dẫn sử dụng để có đầy đủ thông tin.
2. Nếu bạn là Người sử dụng thuốc:
Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để được hướng dẫn sử dụng thuốc.