Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Cảnh giác nCoV (covid-19) “tấn công” người già, đặc biệt là bệnh nhân mắc hen suyễn và COPD


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Người cao tuổi có nguy cơ tử vong do Covid-19 cao hơn
  2. Phòng dịch Covid-19 tấn công người cao tuổi
  3. Khi nào cần đến viện ngay?

Đã có những thống kê thực tế từ các ca mắc Sars-Cov-2 (Covid-19) cho thấy, tỷ lệ nhiễm vi rút ở những người có độ tuổi trên 50 tuổi cao hơn so với những lứa tuổi khác và tỷ lệ biến chứng cao hơn. Thậm chí ngay cả những người lớn tuổi có sức khỏe tốt hơn so với những người cùng tuổi cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn giới trẻ.

 

Người cao tuổi có nguy cơ tử vong do Covid-19 cao hơn

 

Khoảng 1% những người ở độ tuổi 50 và gần 15% những người 80 tuổi nhiễm vi rút, đã chết vì biến chứng. Những người bị huyết áp cao, bệnh tim và tiểu đường, hen phế quản, COPD dường như đều có triệu chứng nặng hơn những người khác.

 

Khi vi rút đi vào cơ thể, một hệ thống phòng thủ được hệ miễn dịch nội sinh kích hoạt. Sau kích hoạt, các tế bào sẽ tiết ra một protein có tên là interferon. Protein interferon lại kích hoạt một loạt hoạt động chống lại vi rút. Các hoạt động này bao gồm đóng cửa “nhà máy” sản xuất protein để làm cho tế bào chết đi, như thế thì vi rút sẽ khó có đường xâm nhập. Nhưng trong vài trường hợp, hệ miễn dịch trong người bị rối loạn, và đội quân tế bào của hệ miễn dịch có thể tiêu diệt bất cứ vật nào trên đường chúng “hành quân”. Một trong những tác động đó là làm suy giảm tế bào T và cytokines – hai yếu tố rất quan trọng trong phòng vệ. Nói cách khác, chúng ta mắc bệnh một phần là do hệ thống miễn dịch nội sinh phản ứng thái quá (khi vi rút tấn công), và một phần là do vi rút xấu tấn công.

 

Bởi vì hệ miễn dịch của chúng ta phải “cuống cuồng” chống trả Covid-19, nên gây tổn hại không chỉ cho phổi mà còn vài cơ phận khác. Trong vài trường hợp, bệnh nhân còn bị tổn thương ở thận và suy tim.

 

Ở người cao tuổi, tình trạng sức khỏe vốn không tốt, người cao tuổi thường mắc các bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường, hen phế quản, COPD khiến hệ miễn dịch của họ yếu, không/khó ngăn ngừa bệnh tật hơn so với thanh niên. Ngay cả những người cao tuổi có sức khỏe tốt hơn so với những người cùng tuổi khác cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn thanh niên. Ngoài việc phải uống rất nhiều các loại thuốc điều trị bệnh nền, cơ thể cũng suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc thêm các bệnh khác. Khi người cao tuổi mắc bệnh thì thường bị rất nặng do tương tác của bệnh mới với bệnh nền cũng như tương tác của rất nhiều loại thuốc. Khi bị nhiễm vi rút, cơ thể không đủ sức chống lại, đồng thời lại khởi động một chuỗi rối loạn kèm theo trên nền bệnh mạn tính như suy gan, suy thận, suy đa tạng làm phức tạp việc điều trị, đặc biệt là ở những đối tượng người cao tuổi mắc hen suyễn, COPD chức năng phổi vốn đã rất kém.

 

Cảnh giác covid 19 tấn công người già

 

Người cao tuổi có nguy cơ tử vong cao nếu nhiễm Covid - 19 (Sars-Cov-2)

 

Vì là đối tượng có nguy cơ cao hơn nên người cao tuổi cần hết sức hãy thận trọng để tránh nhiễm vi rút. Một khi đã nhiễm vi rút, cơ hội bình phục của người cao tuổi không chỉ phụ thuộc vào nội tại sức đề kháng của người bệnh mà còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng chăm sóc y tế. Những con số thống kê hiện nay về Covid-19 ở người cao tuổi dựa trên dữ liệu từ hàng chục ngàn trường hợp ở Trung Quốc. Thế nhưng, mỗi quốc gia đều chịu ảnh hưởng khác nhau từ dịch bệnh này, tùy khả năng ứng phó y tế của mỗi quốc gia. Ví dụ tại Anh, dân chúng có thể tiếp cận tốt hơn với chăm sóc y tế, không khí ít ô nhiễm hơn và ít người hút thuốc hơn. Hiện nay tại Việt Nam, khả năng kiểm soát người nhiễm bệnh tương đối nhanh và hiệu quả nên số lượng người mắc còn chưa cao, không có tử vong, năng lực đáp ứng về cơ sở y tế vẫn trong tầm kiểm soát.

 

Phòng dịch Covid-19 tấn công người cao tuổi

 

Kể cả khi nhà nước đã có những chỉ đạo sát sao, kỹ lưỡng chuẩn bị cho những kịch bản xấu nhất thì việc chủ động phòng tránh không bao giờ là thừa. Đặc biệt là tại thời điểm hiện nay, khi vẫn chưa có vaccxin hay thuốc điều trị đặc hiệu và tại Ý đã xác định đồng thời có 4 biến chủng của Covid-19, khác với chủng của vi rút được xác định tại Vũ Hán cách đây vài tuần.

 

Theo các chuyên gia, vi rút phát tán từ người bệnh ra môi trường khi ho, hắt hơi. Đặc biệt, thời tiết lạnh các loại vi rút thường tồn tại lâu hơn ngoài môi trường, tạo điều kiện cho bệnh lây lan nhanh hơn nếu không có các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Vậy phòng tránh mắc covid-19 cho người cao tuổi bằng những biện pháp nào?

 

Những điều kiện như môi trường, thời tiết nhiệt độ không thể thay đổi được thì các biện pháp phòng lây nhiễm cá nhân là lựa chọn tốt nhất tại thời điểm hiện nay. Một số lưu ý để tránh nhiễm Covid-19 ở người cao tuổi:

 

+ Covid-19 lây truyền chủ yếu từ người sang người:

 

- Khi ai đó đang ốm hắt hơi hoặc ho, các giọt bắn từ người đó có thể rơi bám trên miệng hoặc mũi của người gần họ

- Khi tiếp xúc gần với người ốm như ôm hay bắt tay

 

+ Covid-19 có thể bám trên các đồ vật và bề mặt như khăn giấy, tay nắm của, thiết bị điện tử, máy tính xách tay và chuột, nút bấm thang máy, bút viết..... Do đó nếu bạn chạm vào vật đó nhiễm vi rút và sau đó chạm vào mặt mình hoặc người khác đều có thể nhiễm bệnh.

 

+ Giảm nguy nhiễm Covid-19 ở người cao tuổi bằng cách:

 

- Rửa tay thường xuyên

- Gập khủy tay hoặc dùng khăn giấy che miệng và mũi khi ho hay hắt hơi chứ không dùng tay che miệng

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi miệng.

- Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh

- Làm sạch và khử trùng những vật và bề mặt hay được chạm vào.

- Khi trời nắng ấm, nhiệt độ trên 20-25 độ C thì vi khuẩn và vi rút sẽ kém phát triển, ít lây lan. Do đó, chúng ta có thể dự phòng bằng cách tạo môi trường sống trong nhà và môi trường làm việc được thông thoáng, ấm áp, sạch sẽ, tránh ẩm thấp, lưu cữu không khí, tránh đồ đạc bị ẩm mốc dễ gây bệnh.

- Người cao tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường không nên đi lễ hội hay đến những nơi đông người

- Người cao tuổi thường ít uống nước, nhất là khi thời tiết lạnh vì không có cảm giác khát và ngại đi vệ sinh. Vì vậy, trong mỗi gia đình nên chủ động đặt nước ấm hoặc trà ấm tại các vị trí thuận lợi và thường xuyên nhắc người cao tuổi uống nước định kỳ ngay cả khi không khát. Có thể uống nước lọc, nước trà, nước hoa quả để tăng sức đề kháng.

 

Khi nào cần đến viện ngay?

 

Dấu hiệu nhận biết viêm phổi cấp do Covid-19 gần giống với triệu chứng của cảm lạnh. Khi bị nhiễm vi rút Covid-19, người bệnh thường có các triệu chứng như: sốt, đau họng, sổ mũi, nhức đầu, rét run, tức ngực, ho, khó thở… Khi vi rút này gây bệnh nặng, tùy cơ quan bị tổn thương mà nó có biểu hiện khác. Một số người nhiễm Covid-19 có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng, gây khó khăn cho việc phát hiện.

 

Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và văcxin phòng bệnh. Việc điều trị vẫn dựa trên phòng bệnh, điều trị triệu chứng và biến chứng. Các phương pháp điều trị chỉ mang tính hỗ trợ. Các biện pháp hỗ trợ bao gồm hỗ trợ hô hấp như thở oxy, thở máy, ECMO giúp giữ bệnh nhân sống sót cho đến khi bệnh tự hồi phục.

 

Bộ Y tế khuyến cáo những trường hợp nghi ngờ là nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính với các biểu hiện sốt, ho, có thể khó thở và có một trong các yếu tố dịch tễ sau:

- Có tiền sử đến/ở/về từ vùng có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh

- Hoặc tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.

Những trường hợp trên cần liên hệ tới số đường dây nóng 19009095 hoặc 19003228 để được hướng dẫn thăm khám, cách ly, điều trị kịp thời.

Hi vọng những thông tin trên có thể giúp người thân cũng như bản thân những người cao tuổi có thể có những biện pháp phòng tránh hiệu quả với vi rút Covid-19, hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu của dịch bệnh đối với sức khỏe.

 

Tổng đài bác sỹ tư vấn miễn cước 1800 5454 35.

 

Hải Yến

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát