Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Viêm phế quản

Vì sao sau Tết trẻ hay bị ốm?


Sau Tết là giao mùa đông xuân, nguy cơ có nhiều dịch bệnh bùng phát, cộng với sau kỳ nghỉ dài hay di chuyển, tụ tập, ăn uống thất thường… khiến nhiều trẻ rất dễ bị ốm. Làm sao để tránh?

Hay gặp sau Tết là các chứng đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, nhiệt miệng… Hoặc nóng lạnh thất thường do giao mùa đông xuân - khiến các viêm đường hô hấp, bệnh mãn tính (như hen phế quản, viêm xoang) bùng lên.

1. Đầy bụng, chán ăn

Trong Tết trẻ được ăn uống thỏa thích các loại bánh kẹo, bố mẹ cũng lơ là giám sát chế độ ăn uống, khiến trẻ sau Tết hay bị đầy bụng, chán ăn. Đầy bụng chán ăn còn là một trong những biểu hiện bị táo bón (trẻ sẽ đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần, phân cứng thành viên, hoặc đóng khối to, đi ngoài khó).

Theo hướng dẫn của BS Hoàng Lê Phúc (Khoa Tiêu hóa, BV Nhi Đồng 1, TPHCM), khi bị táo bón nếu là trẻ dưới 6 tháng thì cho bé bú mẹ hoàn toàn và uống 100-200ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6-12 tháng uống 200-300ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn uống 1.000ml nước/ngày. Bé lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1.500 - 2.000ml nước/ngày. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín có tính nhuận tràng (đu đủ, rau và củ khoai lang, mồng tơi, chuối tiêu, cam, bưởi…).

Nên xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái, ngày 3-4 lần giữa 2 bữa ăn để kích thích, tăng nhu động ruột. Trẻ lớn cho chạy nhảy nô đùa, tập thể dục thường xuyên. Rèn cho trẻ thói quen đi tiêu đúng giờ (sau bữa ăn là tốt nhất), chế độ ăn uống cân bằng, như thế sẽ giúp trẻ hết táo bón là hết sợ ăn. Nhưng sau vài ngày không khỏi thì phải cho trẻ đi khám để được bác sĩ cho dùng thuốc.

 

Trẻ hay bị ốm sau tết
 

Hạn chế cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo ngọt, các loại hoa quả

có vị chát như ổi, hồng xiêm, uống nước có gas, cà phê...



2. Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai), nếu trẻ nôn ít, tiêu chảy dưới 6 lần trong ngày có thể cho trẻ uống bù dịch oresol tại nhà, không phải vào viện. Nhưng trẻ tiêu chảy kèm khó thở, sốt cao… hoặc tiêu chảy nặng quá gây mất nước thì cần đưa vào viện ngay.

Khi trẻ bị tiêu chảy, dù trẻ đòi bố mẹ cũng không cho trẻ uống nước có gas vì sẽ làm tăng tình trạng mất nước. Cũng không cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy vì làm giảm nhu động ruột, khiến phân ứ đọng gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột…

Cho ăn thức ăn nhẹ, lỏng, dễ tiêu như cháo, súp. Nên bổ sung men vi sinh giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tránh kiêng khem quá mức như chỉ ăn cháo trắng với muối sẽ khiến trẻ ốm nặng, có thể suy dinh dưỡng hơn.

Cần đưa trẻ đi viện ngay khi trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, hoặc sau 1 ngày triệu chứng không giảm; hoặc đi phân lẫn máu, lẫn nhầy; Hoặc sờ tay ấn bụng thì trẻ kêu đau; Hay trẻ bị nôn ói, không ăn uống được, có dấu hiệu mất nước nặng (như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông, sốt cao...).

Để phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm thì sau Tết dù nhà còn dư thức ăn bảo quản trong tủ lạnh, nhưng không nên cho trẻ ăn. Đồ ăn cũ hâm lại cũng không nên cho trẻ ăn, vì đường tiêu hóa trẻ yếu, rất dễ bị tiêu chảy. Hạn chế cho trẻ ăn các món dưa góp, dưa chua, mứt lâu ngày, bánh chưng, giò đã làm trên 2 tuần.

Luôn cho trẻ ăn đồ chế biến nóng mới. Bố mẹ phải quản lý về số lượng và chất lượng thực phẩm, không để trẻ ngon miệng mà ăn nhiều, tránh để hệ tiêu hóa quá tải có thể gây ngộ độc.

3.Viêm đường hô hấp

Giao mùa đông xuân, nóng lạnh kèm nồm ẩm, nồng độ vi khuẩn, virus trong không khí tăng lên khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm, gia tăng các bệnh đường hô hấp. Khi thấy trẻ bị chảy nước mũi/ngạt mũi bố mẹ cần vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 0,9%, hoặc bôi dầu tràm - khuynh diệp vào lòng bàn chân trẻ, hoặc nhỏ vào nước tắm để phòng trị cảm lạnh cho trẻ.

Theo các bác sĩ, bố mẹ có thể chăm sóc con tại nhà khi trẻ viêm đường hô hấp trên mà trẻ tỉnh táo, chỉ có ho, sổ mũi, hơi sốt. Hết sốt trẻ hết khó thở, chơi thoải mái. Trường hợp nặng hơn (sốt, có dấu hiệu khó thở) thì nên đưa bé đi khám bác sĩ.

4. Trẻ nhiệt miệng

Do trong Tết trẻ ăn nhiều bánh kẹo, mứt nên sau Tết trẻ hay bị nhiệt miệng. Cha mẹ cần vệ sinh miệng cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây chứa vitamin C (hoặc uống vitamin C dạng thuốc theo chỉ định của bác sĩ).

 

Phòng tránh để trẻ ít bị ốm

Các chuyên gia y tế khuyên, thời tiết nóng lạnh thất thường bố mẹ nên cho trẻ ăn mặc thích hợp, tốt nhất nên mặc vài lớp áo cho trẻ để dễ dàng cởi ra khi nóng, mặc vào khi lạnh. Như thế cũng tránh được mồ hôi sẽ thấm ngược làm trẻ dễ ốm.

Cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đúng cách để khắc phục mệt mỏi, ì ạch sau Tết. Sáng ra nên cho trẻ uống cốc nước ấm pha chanh và vài giọt mật ong giúp thanh lọc cơ thể, giải độc cơ thể. Ban ngày uống đủ nước (khoảng 1,5 lít nước/ngày), để thanh lọc chất độc qua đường tiêu hóa.

Tăng cường chất xơ cho trẻ bằng rau lá xanh, củ cải, cà rốt, súp lơ, cải bắp… giúp thải độc cho gan, thận, sớm hồi phục cơ thể sau Tết. Cho trẻ ăn nhiều bưởi vì bưởi giúp giải độc cao cho gan, thận, đốt cháy chất béo, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể thoải mái. Bồi dưỡng thêm đồ thủy, hải sản nấu chín vừa bổ sung canxi, vừa chống ngán sau Tết. Tăng cường cho trẻ ăn thực phẩm chín, tươi, sạch, cân bằng 4 nhóm glucid, lipid, protein, vitamin, khoáng chất để trẻ khỏe mạnh.

Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ ăn sẵn, đồ đóng hộp, nước uống tăng lực, có ga… để trẻ có sức khỏe tốt, khỏe mạnh. Hạn chế đưa bé tới các vùng đang có ổ dịch. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi chơi ở ngoài về nhà.

Ngoài ra cần rèn cho trẻ ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ và đảm bảo thời gian ngủ đầy đủ trong ngày cho trẻ. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo đúng độ tuổi và thời gian quy định. Khi hệ thống miễn dịch của trẻ được tăng cường hiệu quả trẻ ít bị ốm, hay nhiễm virus, vi khuẩn hơn, hoặc nhanh hồi phục sức khỏe hơn khi nhiễm bệnh.
 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát