Viêm phế quản mạn tính theo quan điểm của Đông y thuộc phạm trù chứng “khái thấu”, “suyễn chứng”, triệu chứng lâm sàng thường biểu hiện là ho, đờm, khó thở.
Trong Đông y không có khái niệm bệnh danh Viêm phế quản mạn tính, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh lý này phù hợp với thể phế khí hư trong đông y. Bệnh có tính chất tái phát nhiều lần, phế khí không điều tiết được, thanh khí không thanh, trọc khí không giáng, phế hư khí nhược, điều trị thường bổ phế, giáng khí, tiêu đàm đồng thời bổ vào để củng cố chính khí của cơ thể.
Thuốc hen Phúc Hưng bào chế theo bài thuốc cổ phương 1500 tuổi Tô tử giáng khí thang có thể thông qua việc cải thiện các chỉ số FEV1% và FEV1/FVC, từ đó cải thiện chức năng hô hấp của phổi, đồng thời là giảm tần suất tái phát cho người bệnh. Không những vậy, các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở cũng được cải thiện rõ rệt. Các tác dụng không mong muốn hầu như chưa được ghi nhận, tính an toàn cao phù hợp với nhiều đối tượng.
Một nghiên cứu tiền hành trên 200 case bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, phân thành 2 nhóm: Nhóm nghiên cứu gồm 100 case, điều trị bằng thuốc sắc Tô tử giáng khí thang – bài thuốc gốc của thuốc hen Phúc Hưng; nhóm đối chiếu gồm 100 case dùng các phương pháp điều trị thông thường. Kết quả cho thấy nhóm nghiên cứu đạt hiệu quả điều trị lên đến 93%, các triệu chứng ho, đờm, khó thở cải thiện rõ, hiệu quả trung bình cao hơn nhóm đối chiếu (82%), chưa ghi nhận tác dụng không mong muốn.
Hầu hết các bệnh lý hô hấp đều liên quan đến yếu tố viêm nhiễm, kèm theo các triệu chứng lâm sàng như ho, khạc đừm, khó thở, khò khè. Việc kết hợp với các phương pháp y học cổ truyền đem lại hiệu quả rõ rệt và hạn chế được tác dụng không mong muốn của thuốc tây y.
Thuốc hen Phúc Hưng bào chế từ bài thuốc Tô tử giáng khí thang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho và giảm hen suyễn tốt, điều này có liên quan chặt chẽ đến các thành phần các vị thuốc trong sản phẩm:
- Bata -Caryophyllene trong vị thuốc tô tử (quân dược) có thể làm thư giãn khí quản, đồng thời cải thiện đáng kể chứng ho do acrolein hoặc acid citric gây ra. Nghiên cứu của tác giả Vương Dũng Kỳ năm 2003 trong tạp chí Trung Nam dược học phát hiện ra rằng chiết xuất nước, chiết xuất ether và chiết xuất rượu của hạt tía tô có tác dụng chống ho và long đờm rõ ràng. Acid alpha – linoleic trong dầu tiá tô có thể ức chế đáng kể sự kết tụ của các tế bào viêm trong máu ngoại vi và mô phổi, do đó phát huy được tác dụng trong điều trị viêm phế quản, hen phế quản.
Tác giả Vương Khâm Phú trong nghiên cứu của tạp chí Trung thảo dược năm 2006 đã chỉ ra rằng, chiết xuất cồn của hạt tía tô có thể làm giảm mức độ globulin miễn dịch E (IgE), cải thiện sự cân bằng của Th1/Th2 và có tác dụng chống dị ứng hiệu quả.
Ngoài ra, nghiên cứu của tác giả Lang Vương Anh năm 2010 trong tạp chí Trung thảo dược đã phát hiện ra rằng tổng số flavonoid của tía tô có thể làm giảm lượng IL6 và TNF-alpha, giảm lượng oxit nitric gốc tự do (NO) tại vị trí viêm, do đó có tác dụng chống viêm.
- Trong thuốc có Trần bì (thần) có tác dụng táo thấp hoá đàm, theo nghiên cứu hiện đại, nước sắc trần bì có thể làm tăng đáng kể lượng bài tiết phenol trong khí quản, đồng thời có tác dụng long đờm rõ rệt. Ngoài ra, Trần bì còn có tác dụng chống viêm bởi flavonoid trong trần bì có tác dụng ức chế đáng kể sự bài tiết NO, và thành phần này cũng ức chế sự bài tiết các cytokine gây viêm như TNF-alpha, IL-6, IL-10, từ đó chống lại hoạt động viêm.
- Một vị thuốc làm thần khác chính là bán hạ. Bán hạ cũng có tác dụng táo thấp hoá đàm theo Đông y, ngoài ra các acid hữu cơ có trong thành phần của bán hạ có thể làm giảm số lần ho một cách hiệu quả trong vòng 3 phút và tỷ lệ giảm ho của bán hạ có thể đạt tới 37%-64,58%. Đồng thời thành phần polysaccharid trong bán hạ có thể điều hoà interferon-γ/interleukin-4 (IFN-γ/IL-4), ổn định sự cân bằng của các tế bào Th1/Th2, tác dụng chống viêm và giảm dị ứng.
Thuốc hen Phúc Hưng với sự phối ngũ tinh luyện, các vị thuốc trong phương được kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, tinh tế, có bổ có hành, thượng hạ kiêm trị, từ đó đạt tác dụng giáng khí bình suyễn, hoá đàm chỉ khái. Các vị thuốc tương trợ lẫn nhau đem lại hiệu quả giảm viêm, giảm triệu chứng, giảm số lần tái phát, rút ngắn quá trình điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh và hạn chế chi phí y tế. Đây được kỳ vọng là giải pháp giảm thiểu tình trạng lạm dụng kháng sinh, kháng viêm sử dụng trong các bệnh lý đường hô hấp.
Thông tin dành cho cán bộ Y tế:
Thuốc đông dược
THUỐC HEN PHÚC HƯNG
(Sản xuất tại nhà máy đạt thực hành sản xuất tốt của tổ chức y tế thế giới GMP - WHO)
Điều trị hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, bệnh tâm phế mãn.
Phòng ngừa cơn hen tái phát.
Thành phần: Lọ 250ml
Mỗi lọ chứa 250ml cao lỏng (1:1) được chiết xuất từ 266,5g dược liệu đã qua chế biến gồm:
Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 40g
Bán hạ nam chế (Rhizoma Typhonii trilobati praeparata): 34g
Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae): 17g
Quế (Vỏ thân, vỏ cành) (Cortex Cinnamomi): 8,5g
Tiền hồ (Radix Peucedani): 34g
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae): 28g
Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis): 14g
Đương quy (Radix Angelicae sinensis): 40g
Lá táo (Folium Ziziphus mauritiana): 34g
Sinh khương (Rhizoma Zingiberis recens): 17g
Tá dược: Natri benzoat, đường kính, nước tinh khiết: Vừa đủ 250ml
Tác dụng: Giáng khí, bình suyễn, ôn hóa đàm thấp.
Chỉ định:
- Hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, bệnh tâm phế mãn.
- Các trường hợp ho suyễn, tức ngực, đờm nhiều, khó thở.
- Phòng ngừa cơn hen tái phát.
Cách dùng – Liều dùng: Ngày uống 2 lần, sau bữa ăn.
Trẻ dưới 6 tuổi: mỗi lần 10ml.
Trẻ từ 6 - 14 tuổi: mỗi lần 20ml.
Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: mỗi lần 30ml.
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, người tiểu đường.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
Thận trọng khi dùng thuốc cho người tăng huyết áp.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai.
Phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
Website: www.phuchung.vn
https://www.facebook.com/benhhenphequan
Liên hệ: 1800 5454 35
Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng
Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội.
Số giấy xác nhận: 3e/2023/XNTT/YDCT
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn