Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Dùng kháng sinh trong viêm phế quản - hiệu quả hay hậu quả?


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Sử dụng kháng sinh khi bé bị viêm phế quản mà vẫn không đỡ - nguyên nhân do đâu???
  2. Dùng kháng sinh khi nào?
  3. Điều trị viêm phế quản như thế nào?
  4. Viêm phế quản cấp có điều trị khỏi hoàn toàn được không?

Năm 1928, Penicilin - một chất tiết ra từ nấm Penicillin notatum có khả năng ức chế sự phát triển vi khuẩn, đã được bác sĩ, nhà sinh vật học Alexander Fleming tìm ra và trở thành kháng sinh đầu tiên trên thế giới.

 

Năm 1940, Penicillin đã được đưa vào sử dụng để cứu sống các thương binh trong thế chiến thứ II và được ca ngợi như một loại thần dược cứu người vào thời đó. Ngày nay, có khoảng 6.000 loại kháng sinh được tìm thấy và 100 loại được đưa vào sử dụng trong y khoa.

 

Tuy nhiên việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh, đặc biệt là viêm phế quản đang ngày càng trở thành vấn đề đáng báo động bởi những hệ lụy không lường trước được.

 

Sử dụng kháng sinh khi bé bị viêm phế quản mà vẫn không đỡ - nguyên nhân do đâu???

 

Tại Việt Nam, số trẻ nhập viện do viêm đường hô hấp dưới, điển hình là viêm phế quản ngày càng tăng cao. Viêm phế quản ở trẻ tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu tái phát nhiều lần sẽ khiến trẻ biếng ăn, mệt mỏi, gầy yếu và chậm phát triển.

 

Ts. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Có đến 85-95% trẻ bị viêm đường hô hấp là do virus gây nên và với virus thì kháng sinh không có hiệu quả, thậm chí còn làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh”. Trên thực tế không khó để bắt gặp các ông bố bà mẹ khi con mình có hiện tượng húng hắng ho, sốt là ngay lập tức tự kê đơn và ra hiệu thuốc mua thuốc hoặc mua theo đơn thuốc cũ đã sử dụng trước đó có hiệu quả. Cẩn thận hơn, bố mẹ sẽ ra kể bệnh với người bán thuốc để được tư vấn mua thuốc và thuốc mà các mẹ nhận được là kháng sinh, chống viêm, hạ sốt; trong đó kháng sinh luôn là đầu bảng, thậm chí phải là kháng sinh “nặng” trẻ mới có thể nhanh khỏi bệnh.

 

Dùng kháng sinh trong viêm phế quản

 

Dùng kháng sinh khi nào?

 

Chỉ nên dùng kháng sinh cho những trường hợp viêm phế quản cấp nghi do vi khuẩn. Vì việc sử dụng rộng rãi kháng sinh cho tất cả những trường hợp viêm phế quản sẽ làm tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc.

 

Cụ thể, các dấu hiệu hướng tới chẩn đoán viêm phế quản cấp do vi khuẩn thường bao gồm: người bệnh khạc đờm mủ, đờm màu xanh, đờm màu vàng; bệnh đã diễn biến quá 10 ngày; xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao. Những trường hợp này có chỉ định dùng kháng sinh. Trong các yếu tố trên, việc nhìn màu sắc đờm cho đánh giá nhanh và khá chính xác. Chỉ khi đờm không cho phép xác định nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc thầy thuốc vẫn nghi ngờ căn nguyên nhiễm khuẩn, thì cần làm thêm các xét nghiệm để xác định căn nguyên gây bệnh.

 

Các kháng sinh thường dùng để điều trị viêm phế quản cấp thường bao gồm: nhóm betalactam, macrolide và quinolone.

 

Việc dùng loại kháng sinh nào, liều lượng, cách dùng, thời gian dùng trong bao lâu... phải do bác sĩ chỉ định. Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối tránh các trường hợp tự ý thay đổi liều dùng, thời gian dùng, hoặc bỏ thuốc khi thấy bệnh lui mà không dùng hết liệu trình... những điều này sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh như ngộ độc thuốc (nếu tăng liều), bệnh không khỏi mà sẽ phức tạp hơn, nguy hiểm hơn, góp phần gây nên tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

 

Ngược lại, những trường hợp bệnh nhân có sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, ho khan hoặc có khạc đờm trắng... thường là viêm phế quản cấp do virut, những trường hợp này không cần dùng kháng sinh, hay nói cách khác là dùng kháng sinh trong trường hợp này cũng không có tác dụng.

 

Điều trị viêm phế quản như thế nào?

 

Khi có dấu hiệu của viêm phế quản, cần tập trung điều trị triệu chứng trước.

 

Dùng thuốc hạ sốt: chỉ nên dùng khi nhiệt độ trên 38,5oC. Không nên dùng thuốc hạ sốt chia đều trong ngày do sẽ làm mất triệu chứng sốt của người bệnh, gây khó khăn cho việc theo dõi diễn biến bệnh (không phân biệt được hết sốt do bệnh tiến triển tốt hay do dùng thuốc). Các thuốc hạ sốt thường hay sử dụng là những chế phẩm có chứa paracetamol như: panadol, efferalgan...

 

Bù nước và điện giải cho bệnh nhân: do người bệnh bị sốt nên có thể gây mất nước. Bệnh nhân nên được uống oresol hoặc nước hoa quả (có pha thêm muối).

 

Trường hợp có khó thở, nghe có tiếng rít có thể được điều trị thêm với các thuốc giãn phế quản như salbutamol (ventolin dạng xịt), hoặc theophyllin...

 

Viêm phế quản cấp có điều trị khỏi hoàn toàn được không?

 

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp đều được điều trị khỏi hoàn toàn. Nhiều trường hợp tự khỏi mà không cần điều trị. Những trường hợp viêm phế quản cấp do vi khuẩn cần được điều trị kháng sinh phù hợp. Còn những trường hợp do virut, có thể khỏi hoàn toàn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, ban đầu là viêm phế quản do virut, nhưng do không được theo dõi, quản lý đúng cách do vậy có thể bội nhiễm thêm vi khuẩn.

 

Khi không được điều trị đúng và đầy đủ, viêm phế quản cấp có thể dẫn tới viêm phổi, áp-xe phổi, tràn mủ màng phổi... khi đó việc điều trị thường khó khăn hơn và tiên lượng bệnh cũng nặng hơn.

 

Hải Yến

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát