Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Đánh giá hiệu quả điều trị hen phế quản cấp của bài thuốc cổ phương Tô Tử Giáng Khí Thang


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. I. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
  2.    1. Nguồn tư liệu
  3.    2. Tiêu chuẩn chẩn đoán
  4.    3. Tiêu chuẩn lựa chọn case lâm sàng
  5. II. Phương pháp nghiên cứu
  6.    1. Phương pháp điều trị
  7.    2. Đánh giá hiệu quả điều trị lâm sàng
  8. III. Kết quả nghiên cứu
  9. IV. Thảo luận

Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường thở liên quan đến nhiều loại tế bào và thành phần tế bào của cơ thể, do bệnh tái phát nhiều lần, đồng thời gây tổn thương không hồi phục đường thở gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị hen phế quản bằng Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại đang dần trở thành hướng đi phổ biến giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng và chức năng hô hấp của phổi, đồng thời làm giảm các triệu chứng của hen phế quản, hiệu quả điều trị rõ rệt, cụ thể theo báo cáo dưới đây.

 

 

Bài thuốc cổ phương Tô tử giáng khí thang (Ảnh minh họa)

 

I. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

 

1. Nguồn tư liệu

 

120 case lâm sàng hen phế quản tại khoa hô hấp bệnh viện Đa Khoa Thanh Hải, thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013, người bệnh hoàn toàn đồng ý và phối hợp cho nghiên cứu này. 120 bệnh nhân phân thành 2 nhóm gồm nhóm nhiên cứu và nhóm đối chiếu.

 

Nhóm nghiên cứu 60 case, trong đó có 28 nam, 32 nữ, độ tuổi trung bình (56,10±7,01) tuổi, thời gian mắc bệnh hen phế quản trung bình (8,10±2,01) năm.

 

Nhóm đối chiếu 60 case, trong đó có 30 nam, 30 nữ, độ tuổi trung bình (59,02±4,07) tuổi, thời gian mắc hen phế quản trung bình (7,90±3,07) năm. Nhóm nghiên cứu và nhóm đối chiếu có số tuổi trung bình, thời gian mắc hen phế quản trung bình xấp xỉ tương đương, sai số không lớn.

 

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán

 

Căn cứ theo tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản cấp của Hội Hô Hấp Học Trung Quốc năm 2003, Phân loại biện chứng Y học cổ truyền Trung Quốc năm 2002.

 

3. Tiêu chuẩn lựa chọn case lâm sàng

 

Phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản cấp tính (thể thận khí hư hàn, đàm thấp ủng phế theo YHCT), loại trừ các case lâm sàng có bệnh lý tim mạch nặng, hen phế quản kèm các triệu chứng cấp cứu cần điều trị tích cực, phụ nữ có thai, bệnh nhân chức năng gan thận suy giảm nặng,…

 

II. Phương pháp nghiên cứu

 

1. Phương pháp điều trị

 

Nhóm nghiên cứu sử dụng bài thuốc cổ phương Tô Tử Giáng Khí Thang gia giảm, thành phần gồm: Tô tử 15g, Bán hạ chế 10g, Đương quy 10g, Tiền hồ 10g, Hậu phác 15g, Nhục quế 9g, Trần bì 10g, Cam thảo 10g sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Đồng thời tiêm tĩnh mạch aminophyline 25mg/ml ngày 1 lần; bột hít Salmeterol – ticasone 50/250, ngày 2 lần; Ambroxol hydrochloride 30mg x 3 lần/ngày. Nhóm nghiên cứu dùng thuốc sắc Tô tử giáng khí thang kết hợp thuốc tân dược theo đơn trong thời gian 14 ngày liên tục; Nhóm đối chiểu chỉ dùng thuốc tân dược theo đơn trên, thời gian điều trị 14 ngày.

 

2. Đánh giá hiệu quả điều trị lâm sàng

 

Theo tiêu chí đánh giá ghi trong “Nguyên tắc hướng dẫn nghiên cứu lâm sàng các loại thuốc mới (YHCT) trong điều trị bệnh lý Hen phế quản” của hội Hô Hấp Học Trung Quốc được đánh giá như sau: (1) Hoàn toàn thuyên giảm: các triệu chứng lâm sàng được cải thiện đáng kể, các triệu chứng ban ngày <2 lần/ tuần, không hạn chế hoạt động, không thức dậy vào ban đêm, công thức máu trở lại bình thường, chức năng phổi PEF hoặc FEV1 bình thường, thời gian nằm viện <10 ngày; (2) Thuyên giảm một phần: các triệu chứng lâm sàng được cải thiện một phần, các triệu chứng ban ngày >2 lần/ tuần, một hoặc nhiều lần hạn chế vận động trong vòng 1 tuần, một hoặc nhiều lần thức giấc vào ban đêm trong vòng 1 tuần, các chỉ số công thức máu có cải thiện so với chưa điều trị, sự cải thiện chức năng phổi PEF hoặc FEV1 <80%, số ngày nằm viện < 14 ngày. (3) Không hiệu quả: các triệu chứng lâm sàng không cải thiện hoặc xấu đi so với trước điều trị, các triệu chứng ban ngày diễn ra thường xuyên, tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm, chức năng phổi không cải thiện hoặc xấu đi.

 

III. Kết quả nghiên cứu

 

Kết quả cụ thể như sau:

 

1. Kết quả so sánh, phân tích mức độ cải thiện triệu chứng của 2 nhóm theo bảng sau: (điểm)

 

Nhóm

Thời điểm

Ho

Khạc đờm

Hụt hơi

Khó thở

Nhóm đối chiều

Trước điều trị

2,03±0,54

2,29±1,49

2,95±0,30

2,03±0.023

Sau điều trị

1,98±1,01

1,95±1,29

2,45±0,17

1,89±0,12

Nhóm nghiên cứu

Trước điều trị

2,01±0,51

2,32±1,51

2,98±0,24

2,01±0,13

Sau điều trị

1,70±0,58

1,15±0,95

2,01±0,14

1,56±0,15

 

Qua bảng so sánh trên, điểm số đánh giá cải thiện triệu chứng hen phế quản của nhóm nghiên cứu cao hơn rõ rệt so với nhóm đối chiếu.

 

2. Biểu đồ so sánh tỉ lệ cải thiện triệu chứng của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chiếu:

 

 

3. Bảng so sánh hiệu quả điều trị của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chiếu: (tỉ lệ %)

 

Nhóm 

Số case lâm sàng

Cải thiện hoàn toàn

Cải thiện một phần

Không cải thiện

Tổng tỉ lệ % có hiệu quả (%)

Đối chiếu

60

45 (75,0)

13 (21,7)

2 (3,0)

  96,7

Nghiên cứu

60

55 (91,7)

4 (11,6)

1 (1,6)

98,3

 

Trong 60 case lâm sàng nhóm điều trị ( sử dụng phương pháp điều trị YHHĐ kết hợp thuốc sắc Tô Tử Giáng Khí Thang) đạt hiệu qủa “cải thiện hoàn toàn” 55 case, tương ứng 91,7%; “Cải thiện một phần” 11,6%; “không cải hiện “ 1 case, tương ứng 1,6%. Nhóm đối chiếu 60 case ( sử dụng phương pháp điều trị YHHĐ đơn thuần) đạt hiệu quả điều trị “cải thiện hoàn toàn” 45 case, đạt tỉ lệ 75%; “Cải thiện một phần” 13 case, tương ứng 21,7%; “Không cải thiện” 2 case, tương ứng 3%.

 

4. Bảng so sánh mức độ cải thiện chức năng hô hấp ở nhóm nghiên cứu và nhóm đối chiếu:

 

Nhóm

Số case lâm sàng

Thời điểm đo chức năng hô hấp

FEV1 (đơn vị L )

FEV1 (%)

Nhóm đối chiếu

60

Trước điều trị

1,5±0,3

65,3±5,6

Sau điều trị

2,0±0,4

75,2±5,7

Nhóm nghiên cứu

60

Trước điều trị

1,5±0.4

65,4±5,9

Sau điều trị

2,7±0,3

82,3±5,9

 

Qua bảng trên, ta có thể thấy chức năng hô hấp, đánh giá qua chỉ số FEV1% (thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu) của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chiếu ở thời điểm sau điều trị đều có cải thiện hơn, tuy nhiên nhóm nghiên cứu cải thiện rõ rệt hơn.

 

IV. Thảo luận

 

Hen phế quản trong Đông y thuộc phạm vi “chứng suyễn”, “háo suyễn”. Hoàng đế nội kinh Tố Vấn "Âm dương biệt luận" đã viết: “phần âm ở trong thắng, dương nhiễu động ở bên ngoài, mồ hôi ra không ngừng, tay chân lạnh, hàn khí gây tổn thương phế, dẫn đến suyễn ho khò khè”, đây là những nhận định đầu tiên về triệu chứng của “chứng suyễn”.

 

Danh y Chu Đan Khê thời kỳ Kim, Nguyên (Trung Quốc) đã nhận định rằng: “trị háo suyễn dùng các thuốc vị nhạt, chuyên để trị đàm”, “háo suyễn thời kỳ chưa phát thì chủ yếu bổ trợ chính khí, thời kỳ phát bệnh phải công tà làm trọng”. Thận khí hư hàn, đàm thấp uẩn phế là một thể bệnh thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản, nguyên nhân do người bệnh thận khí suy kém, đàm thấp sinh ra ứ trệ tại phế, lại gặp phải các tác nhân từ bên ngoài như thời tiết, môi trường, thực phẩm, cảm xúc,… khiến cho bệnh khởi phát, đàm ẩn nấp ở các ngóc nghách của đường hô hấp khiến cho phế khí không thực hiện được chức năng tuyên giáng bình thường. Hen phế quản theo Đông y liên quan trực tiếp đến 3 tạng Phế, Tỳ, Thận, đặc biệt là mối quan hệ Phế - Thận do 3 tạng này có liên quan mật thiết đến chức năng của thuỷ dịch và đường vận hành của khí trong cơ thể.

 

Bài thuốc “Tô tử giáng khí thang” có Tô tử giáng khí bình suyễn, trừ đàm chỉ khái, làm quân dược. Bán hạ táo thấp hoá đàm, giáng nghịch; Hậu phác giáng khí tiêu bĩ, làm khoan khoái vùng ngực; Tiền hồ giáng khí trừ đàm, chỉ khái, 3 vị thuốc kết hợp hỗ trợ Tô tử giáng khí bình suyễn, cùng làm thần. Quân và thần kết hợp, để trị thực tà ở phía trên (đàm thấp ở trên), nhục quế tính ôn, tác dụng bổ vào mệnh môn hoả, giúp thận nạp khí bình suyễn nghịch, điều trị hạ hư (thận khí hư hàn); đương quy vừa có tác dụng trị khái nghịch, vừa dưỡng huyết bổ can nhuận táo, kết hợp với nhục quế ôn bổ hạ hư. Trần bì táo thấp trừ đàm; cam thảo chỉ khái, điều hoà các vị thuốc. Toàn bài thuốc điều trị cả gốc và ngọn, thượng hạ đồng trị nhưng chủ trọng phần thượng tiêu (phế), khiến cho đàm tiêu, khí giáng, khái suyễn được bình.

 

Nghiên cứu dược liệu hiện đại cho thấy:

 

Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy Tô tử có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Penicillium, Proteus. Bán hạ chế có tác dụng giảm ho rõ rệt, chống khối u, chống loạn nhịp tim và ức chế tiết axit dạ dày. Quế có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram dương và âm cùng nhiều loại nấm gây bệnh, đồng thời có thể làm giãn mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng lưu lượng máu ở gan, não, thận và các cơ quan khác. Đương quy có tác dụng thúc đẩy đáng kể việc sản xuất huyết sắc tố và hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu oxy của cơ thể. Hậu phác có tác dụng ức chế phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu tán huyết, tụ cầu vàng v.v., hưng phấn trung khu hô hấp. Tiền hồ có tác dụng an thần và long đờm rõ ràng, đồng thời có thể ức chế sự gia tăng tính thấm của mạch máu do viêm và giải phóng các chất trung gian gây viêm, đồng thời chống lại sự gia tăng tiết tuyến do acetylcholine và histamine gây ra. Trần bì giúp tăng cường khả năng co bóp của cơ tim, loại bỏ các gốc tự do, kích thích long đờm, chống viêm và các tác dụng khác. Cam thảo có tác dụng dược lý như chống loét, chống viêm, chống co giật, hạn chế hình thành khối u, chống dị ứng, giải độc, ức chế ho, động kinh và giảm co thắt phế quản. Tóm lại, bài thuốc cổ phương Tô tử giáng khí thang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, cải thiện tình trạng thiếu oxy, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm và tăng tính thấm thành mạch, chống lại sự tăng tiết tuyến do acetylcholine và histamine gây ra, chống ho và long đờm.,Kích thích trung tâm hô hấp, giảm co thắt phế quản, đào thải gốc tự do và nhiều tác dụng chữa bệnh khác.

 

Mục tiêu điều trị hen phế quản là cải thiện các triệu chứng lâm sàng, cải thiện chức năng hô hấp, trì hoãn tổn thương đường thở không hồi phục, giảm thiểu số ngày và số lần nhập viện, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, giảm gánh nặng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân hen phế quản. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thuốc sắc Tô tử giáng khí thang có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn cấp, cải thiện chức năng thông khí của phổi, giảm thời gian nằm viện, đặc biệt an toàn, hạn chế được tác dụng phụ của thuốc y học hiện đại, chính vì vậy Tô tử giáng khí thang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong điều trị hen phế quản, hiệu quả đem lại là rất rõ rệt.

 

Thuốc hen Phúc Hưng - Tổng đài tư vấn miễn cước 1800 5454 35

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát