Bác sỹ cho hỏi mỗi ngày tôi hay dùng Sabultamol dạng viên với liều lượng 4mlg trước khi ngủ. Cho hỏi tôi sử dụng như vậy có ảnh hưởng tới sức khỏe không ạ? Tôi có nên tiếp tục dùng để điều trị cắt cơn hen không?
Trả lời:
Chào bạn,
Một số tác dụng phụ khi bạn dùng sabultamol kéo dài có thể gặp ở bệnh nhân hen như:
Thường gặp
Ðánh trống ngực, nhịp tim nhanh.
Run đầu ngón tay.
Ít gặp
Co thắt phế quản, khô miệng, họng bị kích thích, ho và khản tiếng.
Hạ kali huyết.
Chuột rút.
Dễ bị kích thích, nhức đầu.
Phù, nổi mày đay, hạ huyết áp, trụy mạch.
Salbutamol dùng theo đường uống hoặc tiêm có thể dễ gây run cơ, chủ yếu ở các đầu chi, hồi hộp, nhịp xoang nhanh. Tác dụng này ít thấy ở trẻ em. Dùng liều cao có thể gây nhịp tim nhanh. Người ta cũng đã thấy có các rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn). Khi dùng khí dung, có thể gây co thắt phế quản (phản ứng nghịch thường).
Với bệnh hen, thì bạn cần nhận thức rõ, hen là bệnh mạn tính. Khi bạn mắc hen phế quản, đường thở của bạn (phế quản) lúc nào cũng bị viêm, khi tình trạng viêm này gặp các yếu tố thuận lợi (dị ứng, bội nhiễm) thì tình trạng viêm nặng lên gây co thắt phế quản, tiết dịch, biểu hiện "ra bên ngoài" thành cơn hen phế quản với các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Như vậy điều trị hen cần:
- Điều trị cắt cơn hen cấp tính (nên dùng các dạng thuốanc xịt, hạn chế dùng thuốc đường toàn thân như uống, tiêm để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn)
- Điều trị dự phòng làm giảm tình trạng viêm vốn có của đường thở, khi tình trạng viêm của đường thở được kiểm soát thì dù có gặp các yếu tố thuận lợi cơn hen cũng sẽ không xuất hiện.
60% bệnh nhân hiện nay đang điều trị sai cách, chỉ tập chung điều trị cắt cơn (dùng thuốc giãn phế quản khi lên cơn khó thở) giống như cách bạn đang điều trị hiện nay mà không điều trị dự phòng (kiểm soát hen).
Bạn nên sớm điều trị dự phòng và chuyển sang thuốc cắt cơn dạng hít, xịt. Chi tiết, bạn có thể gọi cho tôi theo số miễn cước 1800 5454 35, tôi sẽ tư vấn thêm nhé!
[Đóng lại]